Nam Trân

Nam Trân

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học



60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học

60 năm đồng hành
cùng tiến trình văn học Việt Nam đương đại
- Chúc mừng 60 năm thành lập Viện văn học và Tạp chí nghiên cứu văn học
 Trần Đình Sử
 Sự ra đời của Viện Văn học thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ngày nay 60 năm trước là một sự kiện đáng nhớ, bởi đó là cơ quan nghiên cứu văn học chuyên ngành đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu Viện đã quy tụ được những nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nhất ở miền Bắc của đất nước như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Cao Xuân Huy, Trần Thanh Mại…. Trải qua nhiều đời viện trưởng từ Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, Hoàng Trinh, Phong Lê, Hà Minh Đức, Phan Trọng Thưởng, đến Nguyễn Đăng Điệp và nhiều thế hệ nhà nghiên cứu văn học tài năng, viện văn học đã trải qua chặng đường 60 năm phát triển, trưởng thành, đạt nhiều thành tựu và hiện đang đứng trước những triển vọng và thách thức mới.  
60 năm qua là 60 năm Viện văn học và Tạp chí nghiên cứu văn học đồng hành với tiến trình văn học đương đại Việt Nam, là  một bộ phận không tách rời của tiến trình ấy. Giai đoạn đầu “Văn Sử Địa” chủ yếu là giai đoạn sưu tầm, tìm hiểu nội dung các hiện tượng văn học Việt Nam đủ loại, từ văn học dân gian đến văn học viết, nhiều thành tựu mà cũng không ít ấu trĩ của buổi đầu vận dụng phương pháp mác xít duy vật. Từ ngày thành lập Tạp chí nghiên cứu văn học năm 1959 cho đến năm 1975, viện và tạp chí bước vào một giai đoạn mới, vừa nghiên cứu, sưu tầm tư liệu văn học vừa học tập lí luận văn học Liên Xô, vừa nghiên cứu văn học hiện đại, vừa làm người lính xung kích trên mặt trận đấu tranh tư tưởng văn nghệ của Đảng. Trong bối cảnh của hai ngiệm vụ chiến lược của đất nước và trong quỹ đạo của cuộc đấu tranh ý thức hệ và chiến tranh lạnh, sự nghiệp nghiên cứu văn học chủ yếu là phục vụ chính trị của thời đại, khó có thể khác được.
     Trên mặt trận tư tưởng, tạp chí văn học là nơi thường xuyên đăng tải các nghị quyết của Đảng, các bài phát biểu của các vị lãnh đạo, các nhà văn nghệ có uy tín về văn học nghệ thuật. Nhiệm vụ thứ hai là tìm hiểu các khái niệm nguyên lí lí luận văn học mác xít của Liên Xô, lí luận phản ánh, chủ nghĩa hiện thực chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, điển hình, tính đảng cộng sản, tính nhân dân, thế giới quan và sáng tác, trau dồi vốn sống, vai trò của nguyên mẫu, vấn đề thể hiện cuộc sống mới, con người mới, xây dựng nhân vật anh hùng của thời đại, tác dụng của thể kí, tình cảm trong văn nghệ, phê phán các chủ nghĩa văn học sai trái như chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện sinh, siêu thực… các thứ kẻ thù của lí trí. Tạp chí văn học đã dành nhiều trang cho việc cổ vũ, khích lệ văn học cách mạng, khẳng định các sáng tác đi theo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn học dân gian, văn học cổ điển trung đại, văn học hiện thực trước 1945, văn học liên Xô cũng được nghiên cứu, giới thiệu đánh giá cụ thể. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng về văn nghệ, Tạp chí nghiên cứu văn học trước sau đã tổ chức nhiều cuộc tranh luận, phê phán các quan điểm được cho là sai trái. Chẳng hạn cuộc phê phán giáo trình về phương pháp sáng tác của giáo sư Lê Đình Kỵ, phê phán quan niệm phá vỡ logich cuộc sống của Mai Thúc Luân, phê phán quan điểm tiếp nhận văn học của Nguyễn Văn Hạnh. Trên bình diện ý thức hệ Tạp chí nghiên cứu văn học là diễn đàn phê phán các tư trào văn nghệ tư sản phương Tây và chủ nghĩa xét lại hiện đại. Từ sau năm 1975 tiếp tục phê phán các tàn dư của văn hóa văn học thực dân mới ở miền Nam sau giải phóng. Giai đoạn từ cuối nhứng năm 70 đến đầu những năm 80 viện và Tạp chí có những chuyển đổi rất đáng quý. Giáo sư Hoàng Trinh và nhiều cộng sự đã tìm cách đổi thay cách nhìn nhận nhiều hiện tượng văn học và lí luận phương Tây, tạo đà, bắc cầu cho những đổi mới lí luận về sau. Đó là văn học so sánh, kí hiệu học, thi pháp học, tiếp nhận văn học, tất nhiên vẫn tiếp tục có những bài phê phán các tư tưởng tư sản.
Từ thời kì Đổi mới năm 1986, Viện văn học và Tạp chí đã tham gia nhiệt tình vào công cuộc đổi thay to lớn đó. Viện văn học như lột xác lao mình vào đổi mới. Tạp chí có những số dành cho các hiện tượng văn học mới. Viện tổ chức những cuộc hội thảo với các vấn đề thời sự lúc ấy như như văn học và hiện thực, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Từ khi đất nước đi vào hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa tri thức, Viện và Tạp chí ngày càng đi sâu vào các vấn đề học thuật và thẩm mĩ, đồng thời mở ngành đào tạo sau đại học, từ đây viện trở thành vườn ươm những nụ mầm của ngành nghiên cứu văn học hiện đại của đất nước, sát cánh với các trường đại học nổi tiếng khác.
     Thành tựu đầu tiên của Viện là phiên dịch, bình luận tập thơ Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng tình cảm yêu kính lãnh tụ của nhân dân ta. Dù sau này có nhiều bản dịch khác, nhưng bản dịch của Viện văn học lúc ấy do nhà thơ Nam Trân chủ trì vẫn là bản dịch được yêu thích nhất. Cho đến năm 1983 Viện lại cho công bố văn bản đầy đủ của tập Nhật kí trong tù và đổi mới cách nhìn nhận phù hợp hơn với ý thức văn học. Thành tựu thứ hai, tuy chưa trọn vẹn là nghiên cứu, sưu tầm, phiên âm, phiên dịch giới thiệu bộ Văn thơ Lí Trần, thành quả của một tập thể các nhà nghiên cứu, lần đầu tiện cung cấp một tuyển tập đồ sộ về văn thơ một thời oanh liệt và độc sáng trong lịch sử dân tộc. Thành tựu thứ ba là rất nhiều bộ sưu tập tác phẩm từ văn học đến lí luận phê bình, sưu tập các nghiên cứu về tác gia tác phẩm, sưu tập về lí luận văn học cổ điển. Các công trình nghiên cứu, các tác phẩm rời rạc được tập hợp lại có hệ thống tiện lợi cho những người sau tìm đọc. Thành tựu thứ tư là từ cuối những năm 70, từng bước, bắt đầu giới thiệu một số tư tưởng văn nghệ phương Tây như mĩ học tiếp nhận, văn học so sánh, kí hiệu học, thi pháp học, công bố những công trình nghiên cứu lí thuyết về văn bản, tác phẩm. Viện đã cho xuất bản tập tuyển chọn Lí Luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX gồm hai tập. Sự giới thiệu ấy tuy lẻ tẻ, thiếu tập trung, nhưng rất đáng quý, mặc dù còn xa mới có tính hệ thống. Thành tựu thứ năm là đã liên kết mở một số hội thảo trong nước và quốc tế, nhất là quốc tê, thúc đẩy giao lưu học thuật với các học giả nước ngoài. Thành tựu thứ sáu là đã thực hiện đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, là cơ sở đào tạo có uy tín trong nước. Các bộ từ điển tâc phẩm văn học hiện đại Việt Nam, Từ điển typ truyện dân gian Việt Nam cũng là những thành tựu đáng kể của Viện. Tôi muốn nhấn mạnh tới cuốn Từ điển typ truyện, tuy có một sơ suất đáng tiếc, song từ ý tưởng khoa học cho đến thực hành biên soạn, là một đóng góp mới của ngành văn học dân gian nước nhà nhằm đuổi theo trình độ thế giới. Thời gian gần đây, Viện có xu hướng quan tâm các hiện tượng văn học đương đại nổi trội, hứa hẹn sự gắn nghiên cứu với thực tiễn văn học đương đại. Văn học đương đại đang có nhiều hiện tượng mới, song đánh giá còn khác nhau. Những cuộc hội thảo sẽ gốp phần thu hẹp những khác biệt. 60 năm Viện văn học đã tích lũy biết bao thành quả nghiên cứu văn học chung của cả nước. Tạp chí nghiên cứu văn học đã vô tư phản ánh đầy đủ mọi thành tựu của nghiên cứu văn học Việt Nam  hơn nửa thế kỉ qua. Các nhà khoa học và cộng tác viên coi tạp chí như là của mình.
Là Viện chuyên ngành duy nhất của cả nước, người ta có quyền mong đợi và đòi hỏi ở Viện rất nhiều. Nghiên cứu văn học là ngành khoa học nhân văn, tất nhiên không thể xa rời với chính trị của đất nước, song không đồng nhất với chính trị. Nhìn lại nhiều cuộc đấu tranh gay gắt về quan điểm, đến bây giờ còn để lại gì cho di sản văn học hôm nay, ngoại trừ những quy kết chủ quan nhất thời. Viện văn học là cơ quan học thuật, nó phải làm nòng cốt cho những hoạt động học thuật có kế hoạch của nước nhà, chủ trì những đề án lớn,trở thành những mũi nhọn, đi đầu trong những hướng nghiên cứu, giúp cho việc nghiên cứu được tiến hành có hệ thống, khách quan và chuẩn mực. Ngành nghiên cứu văn học chúng ta vốn hình thành tự phát trước 1945, được định hướng quá chặt chẽ trong những năm trước đổi mới, nó thực sự chưa trở thành quy cũ, ít thành quả lí thuyết, chưa có nhiều bản sắc riêng rõ nét. Học tập các thành tựu lí thuyết nước ngoài là cấp thiết, song cần chủ động chọn lọc và phát triển thành các mũi nhọn có bản sắc riêng của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam. Hiện thời cơ quan học thuật nào của chúng ta cũng đều thiếu nhân lực, sự liên kết, hợp tác, cộng tác là điều kiện của phát triển. Mấy chục năm gần đấy hoạt động hợp tác khoa học của Viện gia tăng hiệu quả, là đi đúng trên con đường đó. Viện văn học, Tạp chí văn học dã xây dựng một mối quan hệ thân thiết với các khoa ngữ văn, văn học của các trường đại học trong cả nước.
Kỉ niệm 60 năm Viện văn học và Tạp chí nghiên cứu văn học, tôi nghĩ đến những bậc thầy, những đàn anh đáng kính đã ra đi, nhưng dấu ấn của họ vẫn còn đây đó. Tôi nhớ đến ngững cán bộ phụ trách và biên tập viên của tạp chí đã nghĩ hưu mà sự nhiệt tình, hòa nhã đã để lại những tình cảm ấm áp cho cộng tác viên. Tôi cũng nhớ đến những thế hệ cộng tác viên tài năng của tạp chí mà nay tuy đã khuất nhưng tên tuổi họ vẫn còn trên trang tạp chí. 60 năm Viện văn học là 60 năm cộng tác, hợp tác, tình nghĩa.  
Tuy đã 60 năm, nhưng Viện văn học hôm nay tràn trề sức trẻ. Một thế hệ mới, có hành trang mới, biết rút bài học đã qua, biết kế thừa các thành tựu, tôi tin rằng Viện văn học và Tạp chí nghiên cứu văn học sẽ mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của mình và cũng là của chung đất nước.



Vài nét về Nam Trân Giới thiệu Nam Trân trong cuốn sách: Thi nhân Việt Nam hiện đại  Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)  Người phát hiện ra Huế đẹp và thơ Giới thiệu Nam Trân trong cuốn sách: Thi nhân Việt Nam hiện đại

01 Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông 02 Sóng bạc tình 03 Vườn cau Nam Phổ 04 Huế, ngày hè 05 Huế, đêm hè 06 Huế, mưa dầm 07 Núi Ngự, sông Hương 08 Trước chùa Thiên Mụ 09 Cánh cửa  10 Mùa đông, cánh đồng An Cựu  11 Khiêu vũ 1935 12 Ngại ngùng khi bước chân ra 13 Trên núi Ngự 14 Giận khúc Nam ai  15 Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn 16 Tiếng chuông Diệu Đế 17 Khoá xuân 18 Hái hoa hồng 19 Liên tưởng 20 Nụ cười giai nhân 21Sơn còn ướt 22Cảnh quê 23Hà Nội, mưa phùn 24Nắng thu 25 Điếu thuốc cháy suông 26Anh chài tự đắc 27 Bài hát của đại phi công 28 Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ 29 Một câu thơ của ông Tú Mỡ 30 Bỏ quách lối thơ xưa  31 Eng 32 Gặp khách đong đưa 33 Cầu bạn 34 Đời người 35 Tôi và Ta 36 Chôn hoa 37Sầm Sơn trường hận

Chùm thơ cho tuổi nhỏ Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học  Nhà văn Phan Thao lấy vợ Tế Hanh và câu chuyện tình của Phan Thao Dấu ấn văn học kháng chiến Liên khu V

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp Tranh cổ động – chiến tranh 1 Tranh cổ động về cuộc chiến tranh Tranh cổ động lao động - sản xuất Tranh cổ động về lãnh tụ Tranh cổ động tổng hợp Đinh Bộ Lĩnh - Cờ lau dựng nước Tranh cổ động thời kháng chiến chống Pháp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)