Nam Trân

Nam Trân

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

Một số thông tin về đường Nam Trân ở Đà Nẵng, Tam Kỳ và Thị Xã Điện Bàn

Một số thông tin về đường Nam Trân ở Đà Nẵng, Tam Kỳ và Thị Xã Điện Bàn

Đường Nam Trân có ở:

·        Quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng

·        Thành phố Tam Kỳ

·        Thị xã Điện Bàn

 

Đường Nam Trân, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng






Đường có chiều dài 1. 110m, rộng 33m, lề 5m. Điểm đầu trên đường Hoàng Thị Loan, điểm cuối giao với đường Tôn Đức Thắng (đối diện cổng chính Bến Xe Trung Tâm Thành Phố Đà Nẵng).

Một số địa điểm nổi bật trên đường:

·        Nhà Nghỉ Phương Thảo 2 - 09 Nam Trân

·        Khách sạn Phương Anh 7

·        Bệnh Viện Ung Thư Đà Nẵng

·        Nhà Hàng LEE GRILL - Buffet BBQ

·        Nhà Hàng Tom & Jerry Beer

·        Nhà nghỉ Thành Hoa

Tên đường được đặt năm 2009.

Đường phố giao cắt: Nguyễn Tường Phổ, Thanh Tịnh, Nguyễn Thái Bình.

Địa điểm nổi bật gần đó: Chợ Hoà Mỹ; Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng; Thiền Viện Bồ Đề.

Nam Trân là ai?

Nam Trân (1907 - 1967) người làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà thơ và là hôi viên đồng sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Thời kháng chiến chống Pháp, ông làm việc tại Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, sau là chánh văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chánh liên khu V.

https://tinbds.com/da-nang/lien-chieu/duong-nam-tran

TỔNG ĐÀI HÀNH CHÍNH CÔNG– 05113 881 888, 1900 94 96 kính gửi đến Quý anh/chị thông tin về danh nhân Nam Trân.

Nam Trân là một nhà thơ, dịch giả, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957), một chiến sĩ cách mạng của tỉnh Quảng Nam. Ông có tên thật là Nguyễn Học Sỹ, sinh ngày 15/2/1907 tại làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Từ nhỏ, Nam Trân đã học chữ Hán. Sau khi có bằng tú tài bản xứ, Ông đi làm tham tá tòa khâm sứ Huế, sau đó làm tá lý bộ Lại (tòng tam phẩm) và thị lang bộ Lại (chánh tam phẩm), án sát tỉnh Bình Định. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, làm Chánh Văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chính Liên Khu V. Năm 1954, Ông tập kết ra Bắc, công tác ở Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957). Năm 1959, Ông công tác tại Viện Văn học, chuyên về dịch thuật. Ông là một trong những cán bộ giảng dạy lớp đại học Hán Nôm đầu tiên ở miền Bắc, do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.

Các tác phẩm chính của Ông gồm: Huế, Đẹp và Thơ (1939), Ca dao thi đua, Vườn hạnh phúc (thơ), được đăng tải trên nhiều báo và tạp chí như Nam Phong tạp chí, Sa Đéc tạp chí, Phong Hóa, Tràng An… Trong số đó, tập thơ Huế, Đẹp và Thơ đã mang về cho Ông danh hiệu “thi sĩ của xứ Huế”. Ông cũng là người chủ trì dịch tập Ngục trung nhật ký xuất bản lần đầu năm 1960. Ngoài ra, Ông còn là người tuyển và tham gia dịch Thơ Đường, Thơ Tống, Thơ và từ của Mao Trạch Đông, Thơ văn Lý Trần, Thơ Quách Mạt Nhược, Người Xô Viết chúng tôi (với các bút danh: Nam Trân, Tương Như...). Ông mất ngày 21/12/1967 tại Hà Nội.

Tại Đà Nẵng, con đường mang tên nhà thơ Nam Trân có chiều dài 730m, rộng 15m, điểm đầu giáp với đường sắt Thống Nhất, điểm cuối giáp với đường Tôn Đức Thắng, thuộc quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. (*)

Tài liệu tham khảo chính: Đường mang tên Nam Trân theo NQ của HĐND.TP khóa VII, tại kỳ họp thứ 14, tháng 7/2009 về đặt tên một số đường phố của TP. Đà Nẵng.

TỔNG ĐÀI HÀNH CHÍNH CÔNG tiếp tục đăng tải thông tin về các danh nhân, địa danh, tên đường phố trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Chi tiết các danh nhân, địa danh, tên đường phố khác, Quý anh/chị vui lòng liên hệ đường dây nóng 05113 881 888 để được cung cấp (cước gọi điện 200đ/phút, KHÔNG THU PHÍ PHỤC VỤ).

TỔNG ĐÀI HÀNH CHÍNH CÔNG– 05113 881 888, 1900 94 96 kính gửi đến Quý anh/chị thông tin về danh nhân Nam Trân.

 

(*) Số liệu 2014, hiện đường dài 1.110 m và cắt với đường Tôn Đức Thắng và Hoàng Thị Loan ở hai đầu

 

Đường Nam Trân ở thành phố Tam Kỳ 







Đường Nam Trân ở thị xã Điện Bàn






CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN:

DANH SÁCH TÊN ĐƯỜNG THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 01/01/2000 .

Tiểu sử tóm tắt Danh nhân đặt tên đường tại thị trấn Vĩnh Điện (nay là phường Vĩnh Điện) đã được thông qua theo Nghị quyết số 29/22011/NQ - HĐND, ngày 9/1/2011 của HĐND tỉnh Quảng Nam

63. Đường Nam Trân (Điện Bàn):

          T11 có điểm đầu là 34; điểm cuối là 39; mặt đường bê tông nhựa; chiều dài 449.0 m; chiều rộng 7.5 m.

-          Hạ tầng kỹ thuật: hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện chiếu sáng.

Tiểu sử NAM TRÂN

Nhà thơ

Nhà thơ Nam Trân, tên thật là Nguyễn Học Sỹ, sinh năm 1907 tại làng Phú Thứ Thượng, nay thuộc xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông có những sáng tác khá sớm, đăng trên nhiều tờ báo; năm 1939, ông xuất bản tập thơ đầu tiên Huế đẹp và thơ.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia kháng chiến, công tác tại Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đại Lộc và tỉnh Quảng Nam, sau đó làm Chánh văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu V.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1959, ông công tác tại Viện Văn học, chuyên về dịch thuật.

Ông là một trong những cán bộ giảng dạy lớp đại học Hán Nôm đầu tiên ở miền Bắc; là dịch giả chính tập thơ Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh; tham gia dịch nhiều tập thơ chữ Hán.

Ông mất năm 1967 tại Hà Nội.

http://dienban.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=3627&language=vi-VN

http://dienban.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=3627&language=vi-VN

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét