Nam Trân

Nam Trân

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Đọc Huế, Đẹp và Thơ của Nam Trân

 

Tràng An báo, Số 410, 7 Tháng Tư 1939

Đọc Huế, Đẹp và Thơ của Nam Trân

Trước khi hạ bút viết bài này xin thú trước rằng tôi không phải là thi-sĩ và cũng không phải là phê bình chuyên gia

Dù vậy, với thơ xưa, thơ mới, từ Tản Đà, Hoài Nam cho đến Thế Lữ, Thanh Tịnh tôi cũng được hân hạnh đọc đến cả. Tôi nghiệm thấy thơ là một lối văn thanh cao, tao nhã, tuồng như Hóa công để dành cho người có tâm hồn lãng mạn khi cốt thanh kỳ. Những phường tục tử phàm phu quyết không thể nào thốt ra những âm vận uyển chuyển, du dương, lâm li, diễm lệ được.



Đọc thơ Tản Đà, ta cảm thấy lời thơ nhẹ nhàng em ái tâm hồn của nhà thi sĩ ấy khi nào cũng phưỡng phất trên sông Đà núi Tản với hơi rượu nồng nàn, ta có thể tạm gọi là Lý Thái Bạch đời nay.

Trải qua các thi sĩ khác như Thế Lữ, Thanh Tịnh, vân vân mỗi người đều có riêng một tâm hồn, riêng một chí hướng, nói tóm lại là đều có một đặc điểm trong làng thơ. Đây tôi không phân biệt gì thơ mới và thơ cũ.

Bây giờ tôi lại được đọc tập Huế, Đẹp và Thơ của Nam Trân thi sĩ vừa mới xuất bản.

Từ “Cô gái Kim Luông đến “Trên Núi Ngự”, đem hết bao nhiêu vẻ đẹp của Huế miêu tả ra một bức thiên nhiên tuyệt diệu, khiến người đọc đến mà tưởng tượng được cảnh vật Đế đô thanh kỳ yểu điệu đến thế nào.

Ta thử đọc:

Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,

Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.

Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết

Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

 

Mấy vần thơ ấy đưa tâm hồn ta đến một cảnh đẹp đẹp đến nỗi “Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi” nhưng đối với Nam Trân thi sĩ thì các cảnh ấy đã xúc động tâm hồn, làm cho cơn sóng lòng phải nổi dậy, nổi dậy một cách nhẹ nhàng du viễn.

Đăm đăm mắt mỏi vì chèo

Chèo cô quấy nước trong veo giữa dòng.

Biết không? Cô hỡi, biết không?

Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao?

Thi sĩ đã nhận thấy rằng Thơ và Đẹp tuy hai mà một, mộthai, hai cái ấy nó dính líu nó quyến luyến với nhau như một cặp uyên ương, nên ch Nam Trân đã mạnh dạn dùng hai chữ ấy làm đề cho tập thơ của mình

Đành rằng thi sĩ là người yêu thơ, nhưng Nam Trân chẳng những yêu mà thôi, mà lại còn ghiền thơ nữa, ghiền cho đến đỗi phải tự nhận rằng nếu không có thơ thì đời sẽ vô vị lắm:

"Hoa là đẹp

"Đẹp là thi.

"Xin anh xét anh suy trong vu trụ:

"Nếu không Hoa vũ trụ có ra gì.

(Chôn hoa)

Ai đã đến Huế, e chưa biết Huế, mà ai đã biết Huế e cũng chưa hiểu Huế, vì nó có một bí ẩn không thể nói ra bằng lời nói không thể họa bằng ngoài bút được, người ta chỉ thưởng thức nó bằng tâm hồn mà thôi.

Mà muốn hiểu biết những phần thanh tao của Huế thì phải có một tâm hồn thi sĩ mới được, vì

Huế tôi, cảnh đẹp như mơ.

Đế đô là một bài thơ muôn vần.

Đây ta thử nghe thi sĩ nói về “Núi Ngự, sông Hương”:

Ngự Bình như thấp, như cao,

Nhạt màu mây móc, đượm màu cỏ hoa.

Gió đờn, thông dịp, chim ca,

Hoạ vần thoang thoảng một và khúc tiêu.

Hương Giang: cô gái mỹ miều,

Tấm thân bay bướm láy chìu nhởn nhơ,

Trời xuân rải bóng dương tà:

Dưới hoa óng ả một và tiểu thơ.

Cái cảnh ấy đã:

Ru hồn một giấc mang mang

Êm như mặt nước mơ màng biếng trôi.

http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=WJMY19390407.2.7&e=-------vi-20--1--img-txIN------#

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét