Nam Trân

Nam Trân

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

GS NGUYỄN ĐÌNH CHÚ: STT #12, GHÌM 1 (NAM TRÂN – NHẬT KÝ TRONG TÙ – HUỆ CHI), 7-9-2018

 GS NGUYỄN ĐÌNH CHÚ: STT #12, GHÌM 1 (NAM TRÂN – NHẬT KÝ TRONG TÙ – HUỆ CHI), 7-9-2018

GS Nguyễn Đình Chú: Stt #12, GHÌM 1 (Nam Trân – Nhật ký trong tù – Huệ Chi), 7-9-2018

1/ Ngày 28/8/2018, trên fb Dũng Hoàng, ông Huệ Chi có trả lời câu hỏi của tôi về Thơ văn Lý Trần. Cuối cùng, ông có nhắc đến chữ Ghìm trong thơ Bùi Minh Quốc. Tôi biết là ông Huệ Chi mượn thơ Bùi Minh Quốc để chửi tôi. Song cũng thương hại ông già 81 tuổi mụ tuy chửi xỏ người khác như thế nhưng bụng dạ chắc cũng tự ngẫm đến ta mà tự chữa ngượng.

 

Tôi đâu lạ gì cái trò lưu manh “Bịt tai trộm chuông” của vài vị mũ cao áo dài trong cái giới được gọi là học thuật ở các quý viện ngâm văn cứu ngày nay… Bởi vì nếu các cụ Nam Trân, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình… là thầy của ông Huệ Chi; và các vị Nguyễn Văn Hoàn, Đào Thái Tôn, Phạm Tú Châu, là bạn đồng môn lớp Đại học Hán học (1965-1968) của ông Huệ Chi còn sống, hẳn họ sẽ phải Ghìm về ông bạn người Hà Tĩnh của mình đầu tiên.

 

Riêng các cụ Nam Trân, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình, càng phải Ghìm bởi lý do đã đào tạo ra một học trò “đểu cáng” cướp công chính thầy dạy của mình. Mà cướp công thầy có bề dày thành tích.

 

Nhân đây, tôi cũng giải thích luôn để bạn đọc tỏ tường: Trong “Bài thơ Tháng Tám”, nhà thơ Bùi Minh Quốc viết ngày 19 tháng 8 năm 1994, có 2 câu: “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/ Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.

 

Trong Ghìm 1 này, tôi nhắc đến chuyện cụ Nam Trân và bản dịch tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Còn chuyện Huệ Chi “đểu cáng” với 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình trong bản dịch Thơ văn Lý Trần, như tôi đã nói trước đây là tôi dừng lại ở facebook. Đương nhiên, trong tương lai, vấn đề này sẽ lên mặt báo để lưu danh muôn thuở cho tấm gương học trò cướp công thầy dạy!

 

2/ Ông Đào Thái Tôn trong bài viết “Nỗi niềm tưởng nhớ thầy Nam Trân…”, in trong sách “Những gương mặt trí thức Việt Nam”, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998, đã nhắc: “Gần đây, một số người đem dịch lại [tập thơ Nhật ký trong tù đã được Nam Trân dịch và in từ năm 1960 – KMS] nhưng xem ra cũng chỉ đảo câu văn, thay chữ nọ bằng chữ kia thôi chứ chả hơn được nào”.

 

Đấy là Đào Thái Tôn muốn nhắc tới bản dịch “Nhật ký trong tù” bản in của Viện Văn học do Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) công bố bản dịch trọn vẹn (1990) gồm 134 bài (kể cả bài Mới ra tù tập leo núi). Đây là việc làm khá bất ngờ!

 

Trước đó, ông Đào Thái Tôn có dẫn lại cuốn vở ghi công việc trong thời gian dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Nam Trân do bà Trần Thị Hường, con dâu Nam Trân, sưu tầm. “Những ghi chép đó một lần nữa chứng tỏ công lao của Nam Trân trong việc dịch Nhật ký trong tù”. Tiếp đó, ông Đào Thái Tôn lại dẫn lời nhà thơ Tố Hữu: “Việc dịch tập Nhật ký trong tù là cực khó. Ngoài kiến thức uyên thâm về Hán học ra, người dịch PHẢI LÀ NHÀ THƠ thì mới mong DỊCH THƠ BÁC THÀNH THƠ cho có hồn được. CHỈ CÓ ANH NAM TRÂN CÓ ĐỦ HAI MẶT NÀY nên anh được giao chủ trì công việc. Bác đã xem. Tôi thấy bản dịch đó là rất tốt”.

 

3/ Ngày 18 tháng 10 năm 2007, Viện Văn học – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo 100 năm ngày sinh Nam Trân. Ông Đào Thái Tôn có tham luận “Bản dịch Nhật ký trong tù – Những điều trông thấy”.

 

Nghe tên tham luận thì đủ biết rằng Đào Thái Tôn vận cả thơ chữ Hán của Nguyễn Du lẫn vận Truyện Kiều. Nguyễn Du chẳng phải “Sở kiến hành” đấy ư? Truyện Kiều chẳng phải “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” hay sao? Có gì mà phải đau đớn vậy?

 

Ông Tôn điểm lại một cách kỹ lưỡng lịch sử vấn đề bản dịch Nhật ký trong tù từ khi Nam Trân dịch năm 1960 (thời đó không được đề tên) cho đến bản dịch lại của Viện Văn học năm 1983, bản dịch lại của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1992, bản dịch lại của dịch lại đứng tên Trung tâm Nghiên cứu Quốc học năm 2000.

 

Để rồi, Đào Thái Tôn hạ bút: “Các kiệt tác của văn học thế giới luôn được dịch lại, miễn đó là những nỗ lực mới, trung thực và nhất là đều đánh dấu một bước tiến mới, dù nhỏ. Vì thế, AI CŨNG CÓ QUYỀN DỊCH ĐI DỊCH LẠI NHẬT KÝ TRONG TÙ hay bất kỳ tác phẩm chữ Hán nào”.

 

Nhưng, theo Đào Thái Tôn: “Ai giỏi giang, xin dịch lại toàn bộ. Còn như chỉ sửa một đôi chữ, thì đàng hoàng nhất là phải giữ nguyên bản dịch trước và “chua” thêm ý điều chỉnh của mình xuống dưới, như phụ chú vào bản dịch cũ. Việc sửa một đôi chữ hoặc thậm chí là nhiều, vào bản dịch của người trước mà không được dịch giả đó đồng ý là điều không thể được. Việc ký thêm tên mình vào bản dịch cũ trong khi dịch giả đã khuất thì đương nhiên lại càng không được”.

 

Mai Quốc Liên trong bài “Vu cáo chính trị, mập mờ học thuật” đăng Tạp chí Hồn Việt đã dẫn cụ thể: “Nam Trân mất (1967), hơn chục năm sau, ông Nguyễn Huệ Chi đem ra “duyệt” lại bản dịch của thầy và bậc tiền bối đó. Ngoài mấy bản dịch mới hoàn toàn, còn thì, ông đã sửa chữa: 8 bài sửa 1 từ, 4 bài sửa 2 từ, 1 bài sửa 3 từ, 3 bài sửa 4 từ, 1 bài sửa 3 từ, 1 bài sửa 4 từ, 1 bài sửa 5 từ, 15 bài sửa từ 6 từ trong 3 câu trở lên. Chỉ sửa chữ, không sửa vần! Sửa có 1 chữ cũng ký tên mình vào! Thí dụ thì vô khối”.

(Xem link: http://honvietquochoc.com.vn/…/4311-tiu-lun-v-ph-bnh-vn-hc-…)

 

Việc “sửa một đôi chữ” rồi “ký thêm tên mình vào bản dịch cũ trong khi dịch giả đã khuất” được ông Huệ Chi áp dụng với không chỉ riêng các cụ Nam Trân, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình là những người thầy dạy chữ trực tiếp ở lớp Hán học (1965-1968) mà Huệ Chi còn đè cả cụ Đào Duy Anh ra để “sửa”, để “thêm” trong “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” (1988) mà tôi sẽ viết cụ thể ở lần Ghìm sau.

 

4/ Là đồng môn với Huệ Chi ở lớp Đại học Hán học (1965-1968), Đào Thái Tôn đã phải thốt lên: “sao cho sớm chặn được tình trạng thu gom thành quả nghiên cứu của các bậc thầy và đồng nghiệp rồi chỉ việc bỏ tiền mua giấy phép in sách điềm nhiên ký tên mình?”.

 

Cuối cùng, tôi khép lại Ghìm 1 cũng vẫn bằng câu của Đào Thái Tôn: “Cho nên, việc tôn trọng tuyệt đối dịch phẩm của các cụ không chỉ là vấn đề đạo đức, càng không phải là vấn đề vật chất vốn rất bèo bọt của bản quyền, mà trước hết là việc chắt chiu, tôn trọng, gìn giữ những thành quả của tiền nhân để xây dựng cái gốc cái nền của ngành nghiên cứu, dịch thuật vốn còn non trẻ của đất nước ta”./.

 

Boristo Nguyen, Nguyễn Công Lý, Mậu Nguyễn Đức, Pham van Tuan, Đoàn Lê Giang, Nguyen Pham Xuan, Hoang Hung, Bich Dao Nguyen, Chi Hieu Nguyen

 

P/s: Có người hỏi tôi rằng: Hình như ông Huệ Chi chưa từng tự dịch được một tác phẩm nào từ bản gốc?

 

Tôi mượn câu nói của ông Đoàn Lê Giang thay câu trả lời: “Nếu ông Nguyễn Khắc Thuần tự dịch được một tác phẩm nào từ bản gốc thì sẽ đổi cả tủ sách Hán Nôm”. Huệ Chi cũng vậy.

 

Người đó bình rằng: Ông Huệ Chi có tư chất học giả hơn ông Nguyễn Khắc Thuần.

 

Tôi bình: Học giả đạo chích hay học giả Khổng Ất Kỷ đây?

 


Ảnh: Nam Trân vào xó, chình ình Huệ Chi.

 

https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/979805548872439

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét