Nam Trân

Nam Trân

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Bí mật về phi tần "hầu hạ" vua VN



Bí mật về phi tần "hầu hạ" vua VN
Trong hậu cung không phải chỉ có các vương phi, mà còn cung tần, thị nữ... Dù là ai, cao sang hay thấp hèn, thì nhà vua đều có quyền "đêm đầu" với họ...
Theo sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam của tác giả người Pháp Daniel Grandclément, Tử Cấm Thành sẽ trở nên hoang vắng, trống trải, hết cả sinh khí như một tử địa, nếu không có các bà trong chốn hậu cung... Đó là một xã hội phức tạp có đến chín hạng khác nhau, một hệ thống thứ bậc mà mỗi thứ hạng đều xác định rõ vai trò, vị trí, lương bổng khác nhau, không thể không làm nảy sinh trăm nghìn chuyện ghen tuông ganh tị.

Sách Chuyện các bà trong cung nhà Nguyễn ghi: Tại Việt Nam, từ triều Minh Mạng, các bà trong cung được sắp xếp theo cửu giai, giống như cửu phẩm trong ngạch quan lại, gồm: nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tân, tứ giai tân, ngũ giai tiếp dư, lục giai tiếp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân. Dưới tài nhân là tài nhân vị nhập giai (những người đang chờ đợi được tuyển vào làm tài nhân), dưới nữa là cung nga, thể nữ (tức là kẻ hầu người hạ) gọi chung là cung nhân.
Đứng đầu các bà phi là Hoàng quý phi (tức vợ chính của vua). Nhà Nguyễn (trừ triều Gia Long và Bảo Đại) không lập Hoàng hậu, các bà phi chỉ được truy phong hoàng hậu lúc chết. Cách xưng hô các bậc từ Tiếp Dư trở lên gọi bằng bà, từ Quý Nhân trở xuống chỉ được gọi bằng chị.
Chỗ ở của các bà vợ vua đều tập trung trong Tử Cấm Thành; các cung, viện của các bà thường được gọi chung là Tam cung lục viện. Ngoài ra, còn có Lục thượng do các nữ quan coi sóc nhằm phục vụ các nhu cầu hàng ngày của vua. Với các bà vương phi, mỗi bà có cung điện riêng. Ảnh hưởng của mỗi bà tuỳ theo ân sủng của vua hoặc tuỳ theo khả năng hạ sinh cho nhà vua một đứa con trai (gọi là hoàng tử) để có người nối dõi, là có uy thế nhất. Nếu không sinh được con trai thì tương lai màu xám là rõ ràng.
Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam cũng cho biết, sau các phi được coi như vợ chính thức là các cung tần hoặc là vợ không chính thức. Các bà phi, cung tần đều là con cháu các đại thần trong triều. Khi đến tuổi gả chồng, cha dâng biếu tiến vua. Có một ban tuyển chọn đánh giá tài sắc của mỗi ứng viên. Được nhận vào cung, mỗi cô một buồng. Một viên thái giám quản lý thời khắc biểu của từng người và đề nghị dâng vua.
Cũng có cung nữ xuất thân dân thường. Xã trưởng, hương trưởng chọn các cô gái đẹp nhất trong làng xã làm danh sách tâu lên. Triều đình sẽ tổ chức chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định như thi hoa hậu ngày nay, mà phần thưởng là được chung chăn gối với vua trên long sàng.
Theo truyền thống và tục lệ, mỗi đêm, vua chọn một bà trong đám phi tần, mặc dù lượt các bà phi chính thức đến nhanh hơn. Tất cả các bà đó chỉ như người bạn tình ân ái trong chốc lát. Sau khi "thưởng ngoạn" xong, nhà vua lăn ra ngủ một mình, các bà phải rời khỏi long sàng theo thái giám về buồng mình.
Không phải người nào vua cũng biết mặt. Có nhiều cung tần, dù được đưa vào hầu, nhưng vua cũng không cần nhìn dung nhan. Chỉ có viên thái giám là biết rõ tên tuổi cung tần nào tối nay được đưa vào cho nhà vua. Để tránh mưu sát, cung tần phải cởi hết quần áo, choàng người bằng tấm vải đỏ do thái giám đưa cho và viên thái giám ghi rõ tên tuổi cung tần, ghi ngày, thậm chí cả giờ "hầu" vua vào một tấm thẻ tre để kín đáo trên bàn ăn của nhà vua.
Cũng có ông vua yêu cầu nhiều cung tần trong một đêm, hoặc "phục vụ" lần lượt, hoặc cùng một lúc. Vua Minh Mạng mỗi đêm chọn năm cung tần vào hầu, mỗi canh một người, với hy vọng ít nhất ba người sẽ mang thai. Do vậy, danh sách cung tần vào đêm nào được cập nhật trong sổ sách để khi có mang sẽ không nhầm lẫn, nghi hoặc. Lúc đó, thái giám có nhiệm vụ chuyển danh sách năm cung tần ấy cho Tôn nhơn phủ; phủ này lại chuyển một danh sách khác cho Quốc sử quán. Sau này, khi người nào mãn nguyệt khai hoa, Quốc sử quán có trách nhiệm rà soát, đối chiếu xem thử từ ngày vua "đòi" đến kỳ sinh nở có đúng ngày đúng tháng không.
Có giai thoại rằng, để lựa chọn cung tần vào hầu "chăn gối" cho nhà vua, thái giám đôi khi còn dùng một chiếc xe dê kéo vua ngồi trên, đi qua các buồng cung tần ở, hễ con dê đứng ở cửa buồng nào thì đêm đó cung tần ở buồng đó coi như gặp "số đỏ" và thái giám sẽ đưa vào cho vua. Vì lẽ thế, để được hưởng đặc ân của vua, các cung tần có thói quen làm các bó lá dâu treo trước cửa để lôi kéo dê đứng lại trước buồng mình...
Như vậy, rõ là thâm cung triều Nguyễn là một một xã hội thu nhỏ, nhưng điều dị biệt là trừ thái giám, chỉ có duy nhất một người đàn ông là vua, số còn lại là đàn bà… Với các cung nhân làm các công việc dọn dẹp hầu hạ trong nội cung, thường được gọi là thị tỳ, thị nữ, nhà vua đều có quyền "đêm đầu" đối với họ và cô nào được chọn lên hầu thì coi như có diễm phúc.

Nghệ thuật Hoàng gia Việt Nam ở Paris

Từ 9/7 đến 15/9 năm 2014, tại bảo tàng Guimet, Paris có cuộc triển lãm nghệ thuật hoàng gia của các triều đại Việt Nam kỷ niệm 40 năm quan hệ Pháp - Việt.
Trong hình là triện vàng ròng hình rồng năm móng ngậm hạt châu của Hoàng đế Gia Long, người sáng lập ra triều Nguyễn.
Nhưng cuộc triển lãm Việt Nam Rồng bay, 'L’Envol du dragon – Art royal du Vietnam' nhìn lại cả nhiều giai đoạn nghệ thuật Việt Nam, từ thời Đông Sơn và qua cả các giai đoạn sau đó.
Họa tiết trên gốm sứ thời Lý.
Điêu khắc hình rồng thời Lê.
Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay.
Văn hóa ảnh hưởng Phật giáo sâu sắc của Việt Nam được trình bày tại đây.
Ấm vàng thời Nguyễn.
Một sắc phong bằng chữ Hán cho làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông của vua Lê Thần Tông.
Các vật dụng bằng vàng hoặc bạc từ cung vua, phủ chúa thời phong kiến Việt Nam.
Tranh vẽ mô tả sinh hoạt của người Việt một thời.
Tranh vẽ các vị quan võ, chưởng cơ, cai đội thời Nguyễn.
Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu trên tranh sơn dầu của Eduardo Benito. Triển lãm do bà Sophie Makariou chủ trì với sự cộng tác của các ông Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Pierre Baptiste, Bảo tàng quốc gia về nghệ thuật châu Á - Guimet.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét