NĂM MỚI NHỚ VỀ MỘT THỜI GIAN KHÓ
Bao cấp
Chế độ tem phiếu thời bao cấp được phân loại A,B,C... tùy theo chức vụ, mức lương, phân ra tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp cũng lắm nhiêu khê - rằng: Ta không giàu, nhưng cũng có mức sống hơn kẻ nghèo khác. Loại "bìa" (tem phiếu) theo chế độ cao-thấp mua ở cửa hàng nào đã có sự tách biệt. Công nhân, xã viên HTX, công chức, sinh viên đại học đều được Nhà nước phân phối lương thực, thực phẩm và vải mặc "vừa đủ xài" bằng chế độ tem phiếu. Người Hà Nội một thời coi cửa hàng cung cấp Tôn Đản là chợ vua quan nên đã có đồng dao: “Tôn Đản là chợ vua quan / Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần / Đồng Xuân là chợ thương nhân / Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng”. Lại có câu đố châm biếm, nói lên sự không công bằng trong chế độ cung cấp, phân phối, có "đặc quyền đặc lợi": “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản là con gì?”...
Sau gần 30 năm, đất nước Việt Nam đã
thay đổi rất nhiều, nhưng những hình ảnh về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống
mãi trong ký ức của nhiều người. Đối với thế hệ 8X, đặc biệt là thế hệ 9X, thật
khó có thể hình dung và cảm nhận được một cách trọn vẹn về giai đoạn lịch sử
này. Đây là sổ mua lương thực (sổ gạo), hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ
để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Thuật ngữ "trông như mất sổ
gạo" xuất hiện trong thời kỳ này. Mất sổ gạo còn khủng khiếp hơn cả... mất
tiền.
Tem mua lương thực 50 gram. Trong thời bao cấp, việc thông thương, buôn bán bị hạn chế, các gia đình chủ yếu trông chờ vào phần tem phiếu được phát để duy trì nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình.
Một hình ảnh chụp ngày 5/3/1985 (không rõ tác giả), thời "Bao cấp": Hành khách (học sinh - sinh viên) tranh nhau đu bám khi đi xe khách.
Chiếc xe của Hơp tác xã vận
tải 19/5 được điều chỉnh theo nhiều “sáng kiến” có hình thức rất “ấn tượng”
đang vừa đi vừa bắt khách
Nếu có cái đài “Ri gôn đa”, "Mê lô đi a"
hay “Ô ri ông tông” thì hoành tráng quá.
Nếu không có đài thì đến nhà máy sẽ có
người đọc báo bằng loa tự tạo
Những phiếu mua thịt trên sẽ được mua ở các cửa hàng thực phẩm. Cũng có thể là các cửa hàng lưu động như thế này (một quầy hàng thực phẩm ở Sài Gòn)
Quầy bán lưu động của mậu dịch quốc doanh tháng 3 - 1972
HTX mua bán phố Tràng Tiền những năm 70
Từng này người, từng ấy thịt, chia làm
sao nhỉ?

Thiếu hụt của quốc doanh được bù đắp một phần của sự mạnh dạn bung ra của
các tư thương.
Giá cả đương nhiên là đắt hơn nhiều so với giá cung cấp của quốc doanh
Sự phát triển theo lối tự phát, không được kiểm soát nảy sinh rất nhiều
vấn đề, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giá cả, “gian lận thương mại” cũng là vấn đề xảy ra thường xuyên. Mỗi
con gà được nhồi bánh đúc có thể tăng tới vài lạng.
Nhân dân xếp hàng mua
hàng Tết
Từng này con người, từng ấy hàng
hóa… không biết đến lượt mình có mua được hàng hay không? Phải cố, chứ không là
mất cái Tết.
Các loại pháo bán ngày Tết: Pháo cối
(pháo đùng), pháo con, pháo tép… bánh pháo loại nào cũng có.
Quán bia tuy mất trật tự, lộn xộn, mất vệ sinh nhưng vẫn đông khách
Một cửa hàng ăn uống

Quán ăn vỉa hè là phổ biến

Quán TICALOLO (Tiết canh lòng lợn) không trong tình trạng “hết lòng” phục
vụ quý khách.
Kem đặc biệt của nhà nước: 2 hào 1 chiếc
Từ phố Hàng Khay nhìn về
phía phố Tràng Tiền, bên phải là Bách hóa Tổng hợp – Hà nội 1973
Mua hoa và tranh Tết nhộn nhịp,
lộn xộn người và xe chen nhau…
Các ki ốt (quầy) bán hoa ở góc Hồ Gươm, chỗ ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên
Hoàng. Các ki ốt này nay không còn nữa
Người dân đối mặt với khó
khăn một cách bình thản
Bến tàu điện: bộ đội, hành khách... nhưng đông nhất là những người bán rong
Đường tàu điện đang được sửa
ở đầu phố Đinh Tiên Hoàng
Tàu điện rẽ vào phố Hàng Đào
Tàu điện dừng ở chợ Đồng
Xuân
Bám tàu điện là chuyện bình thường nếu: không có 5 xu để mua vé, tàu
đông quá không có chỗ lên hoặc đơn giản là thích như vậy…
Phần thưởng của những hoạt động
thi đua (thể thao, văn nghệ…) là những chiếc lốp.
Một cửa hàng bơm mực bút bi. Thời bao
cấp, những chiếc bút bi được tái sử dụng nhiều lần bằng cách bơm mực vào ruột
bút. Nhiều gia đình sống nhờ nghề bơm mực bút bi.
4 ngành công nghiệp "quả đấm
thép" của Thủ đô thời ấy là:
Vá chín, ép săm lốp
Bơm mực, rửa bút bi
Gia công quy gai xốp
Lộn cổ áo sơ mi
Vá chín, ép săm lốp
Bơm mực, rửa bút bi
Gia công quy gai xốp
Lộn cổ áo sơ mi
NHÂN ĐÊM HÀ NỘI NHỚ CHẾ LAN VIÊN
Gia công qui gai xốp
Lộn cổ áo sơ mi
Dán vỏ nilon rách
Bơm mực bút chì bi
Đó chính là bốn cầu thơ ứng tác của Chế Lan Viên tả về
tình hình kinh tế và thị trường Thủ Đô trước mặt các nhân sĩ miền Nam khi ông
chuyển nhà vào thành phố Hồ Chí Minh năm 1986.Lộn cổ áo sơ mi
Dán vỏ nilon rách
Bơm mực bút chì bi
Vào những năm 80 của thời kỳ bao cấp, miền Bắc nước ta, kể cả Thủ Đô Hà Nội đều phải chịu những khó khăn về đời sống kinh tế.
Chính trong giai đoạn khó khăn như thế, xuất hiện rất nhiều những ngành nghề mà giờ đây khi nhắc đến chúng người ta như được nghe truyện cổ tích vậy.
Đó là những hệ quả của một thời kỳ thiếu thốn khi áo sơ mi mặc lâu cổ đã sờn, không có tiền may áo mới, người ta ra hiệu lộn lại cổ áo cho sang. Thế rồi những cây bút bi dùng hết mực lại được đem ra bơm lại mực mới, áo mưa rách lung tung thì cứ rách đâu vá đó. Có khi một chiếc áo mưa có đến hàng chục miếng vá, cứ như tổ đỉa!
Bơm mực bút bi – một trong bốn đột phá của người dân thời bao cấp
Thú vị và vui nhất là bảng hiệu GIA CÔNG QUY GAI XỐP, chỉ những hiệu làm bánh quy ở Hà Nội những năm 80. Ngày ấy thường cứ đến chủ nhật là nhà nhà trứng sữa xếp hàng chờ làm bánh, chiếc bánh gai hơi cứng thơm mùi trứng là niềm vui của những đứa trẻ háu ăn.
Ngày 10/10/2007 vừa qua, đúng kỷ niệm Giải Phóng Thủ Đô, TỨ HẢI QUÁN (124/55 Âu Cơ-Tứ Liên-Tây Hồ-Hà Nội) tổ chức ĐÊM HÀ NỘI. Là một khách mời của quán, khi đến đây tôi thực sự bồi hồi xúc động khi lại được nhìn thấy những biển hiệu nói trên. Cái cảm giác như được đi trên những dãy phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Khâm Thiên, Bà Triệu thuở nào cứ như ám ảnh, bất giác tôi nghĩ đến Chế Lan Viên, nhớ đến bốn câu thơ của ông, lòng ngậm ngùi tưởng niệm đến một nhà thơ lớn của nước ta thế kỷ 20.
Nguyễn Hạnh
Bốn nghề của cán bộ về hưu ngoài HN:
Bơm mực, rửa bút bi
Lộn cổ áo sơ mi
Gia công quy gai xốp
Lộn xích, vá xăm xe
Mấy bác già về hưu, rách việc liền mở cửa hàng bơm mực bút bi. Kính lão gài mũi, xơ-ranh, cồn, mực... Tháo đầu bút ra, rửa cồn cho sạch ống mực. Riêng bi phải tháo cẩn thận, cũng rửa cồn. Xong xuôi, nhét đầu bút vào ống, bơm mực bằng xơ-ranh rồì nhét bi vào đầu. Vậy là có bút đầy mực. Viết tàm tạm. Dưng cơ mà nét hơi nhòe (nhưng có còn hơn không!); và gài bút bi nguyên tử trên ngực hay bị để lại vết vì đầu bút không còn khít.
Ngày ấy đánh hạt bi từ Nga về ăn ra phết. Nhất là đầu bi 0,8mm (8 zem, nghe nói họ buôn vao Nam để nong vào nhẫn vàng.
- Áo quần nhất bộ, mặc quanh năm. Mồ hôi lại muối nên cổ áo cứ mòn và xơ ra. Vậy có ngay nghề "lộn cổ". Gửi bác thợ may, chỉ 15' sau ra lấy là có cổ cứng nghiêm, như mới.
- Nhà nào cũng có tiêu chuẩn bột mì, đường nhưng chả có lò làm bánh quy gai, nhất là khi nhà có đám cưới. Vậy là mang tiêu chuẩn ra thuê nhà có lò làm bánh. Đi qua lò gia công quy gai xốp thây mùi vany thơm nức mũi. Cắn miếng bánh đầu tiên mang đi gia công về mà sướng!
- Xích xe đạp đi mãi mòn trục con, đạp cứ trôi tuồn tuột. Vậy là các bác có tay nghề cơ khí với búa, đột, đe liền nhận "lộn xích". Kì cụi, nhẫn nại đột trục ra, dùng kìm xoay ngược lại nửa vòng, đóng chốt lại. Ngày cũng lộn được vài cái. Đỡ khối tiền vì mua mới đắt lắm. Còn không nghề nghiệp gì thì cứ vá xăm, lốp xe đạp cũng đủ sống.
Sửa xe đạp ngoài phố: Một nghề phổ biến thời bao cấp
Nghề cắt tóc thì thời nào cũng phát triển. Thông thường thì vào các HTX
cắt tóc. Cũng có thể ra “vỉa hè”
Thậm chí nghề đánh máy chữ cũng đạt đến trình độ “vỉa hè”
Sửa chữa đồ da (và giả da) cũng rất phát triển
Em bé ngồi sau bây giờ tuổi còn cao hơn bà mẹ trẻ này. Nhìn hình ảnh
này, chắc em cũng thấyngày xưa mẹ vất vả đưa đón em như thế nào.
Đánh răng ngoài vỉa hè? Có gì đâu, chuyện này rất thường tình. Vỉa hè là
nơi tập trung nhiều hoạt động liên quan đến mưu sinh.
Vỉa hè là nơi sản xuất – trong ảnh là phơi lõi mũ cối.
Vỉa hè là nơi buôn bán hàng hóa
Cửa hàng tạp hóa
Cửa hàng bán đồ kim khí này chiếm gần như trọn vẹn vỉa hè vốn đã quá nhỏ.
Nơi sản xuất và bán các hàng thủ công – trong ảnh là các dụng cụ dùng
cho việc nấu rượu
Tận dụng một cách tối đa diện tích vỉa hè. Một diện tích nhỏ, vừa có
quán nước, vừa có một cửa hàng bán đồ thờ.
Quán bán báo kết hợp với… mỳ ăn liền
Gần như mọi sinh hoạt đều diễn ra ở vỉa hè. Giặt giũ, tắm rửa, buôn bán…
Em bé này học bài ngay ở vỉa hè.
Diện tích quá nhỏ này cũng tạo nên một Las Vegas
Cuộc đấu trí trên vỉa hè
Thi đấu thể thao môn đá cầu. Lưới là hai chiếc xe đạp.
Là nơi nghỉ trưa của các cô gái
Trong các con hẻm, mọi hoạt động hầu như diễn ra bên ngoài.
Một chiếc bi đông, ca men, chiếc đồng
hồ báo thức có hình con gà mái đang mổ thóc (Tất cả đều là đồ Trung Quốc), đằng sau là phiếu mua chất đốt…, nếu
có những thứ này gia đình cũng là rất “cơ bản”
Một cái quạt Điện cơ, một cái quạt tai voi (của Liên Xô), một cái bếp điện
Liên xô, một chồng bát sắt, một chồng bát sứ…
Trò chơi “có thưởng” tổ chức vào các
ngày hội – “Trúng thưởng là trời cho”, không trúng thưởng là trò chơi” – nhưng kết
quả chủ yếu vẫn là “trò chơi”
Cảnh nhộn nhịp chợ Đồng Xuân thuở ấy
Cao thủ bóng bàn Hải
Dương Nguyễn Ngọc Phan

Những bộ phim trong nước và quốc tế luôn được chiếu ở các rạp. Trước
1975, xem phim ngoài rạp vẫn là hình thức chủ yếu.
Khi có phim hay, nạn phe vé vẫn thường xảy ra.
Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân
Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ
Huế - Miền đất ẩn tàng chất liệu thi ca… Huế đẹp, Huế thơ! Huế thơ & thơ Huế Với Huế hôm nay Thương Về Huế Những bến đò ngang Sông Hương Thơ
Hè Hương thủy Người phụ nữ Huế trong văn hóa Tên những nàng con gái Huế một thuở nào Về Huế đọc thơ anh Tạo Mèo Huế 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế một “kho” tư liệu chưa từng có
về triều Nguyễn và Huế xưa Trụ sở UBND thành phố Huế sẽ thành Bảo tàng văn nghệ sĩ? Hò giã gạo Bí mật về phi tần "hầu hạ" vua VN GS Trần Quốc Vượng
– Mấy vấn đề về vua Gia Long
Một thời gian khó
Trả lờiXóaMột thời gian khó
Trả lờiXóa