Nam Trân

Nam Trân

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Nam Trân – "thi sĩ của xứ Huế"

 Nam Trân – "thi sĩ của xứ Huế"

VĂN THÀNH LÊ

Chủ Nhật, 28/10/2018, 15:34 [GMT+7].

ĐNO - Ngày 29-4-2016, Lễ khai mạc Festival Huế lần thứ IX năm 2016 diễn ra ở Quảng trường Ngọ Môn - Đại Nội Huế bằng một chương trình nghệ thuật có chủ đề “Huế Đẹp và Thơ”. Các “tín đồ” của thơ ca cảm thấy Huế gần lại với mình hơn, bởi tên chủ đề cũng là tựa đề tập thơ của một nhà thơ “học trò xứ Quảng ra thi”, vì yêu cái đẹp của Huế mà để cho tứ thơ của mình bàng bạc khắp vùng đất Thần kinh.

 

Dịch thơ: nói dễ, làm khó!

 

Dịch thơ: nói dễ, làm khó!

Đặng Toán

08:00 21/01/2014

Dịch thơ là một công việc vô cùng khó khăn. Vì thế, khi dịch giả chuyển tải được 70-80% nội dung của tác phẩm và đồng thời bản dịch vừa thoát ý lại vừa có chất thơ nữa thì đã là đáng quý, đáng trân trọng lắm rồi. Còn như cố dịch cho sát nghĩa, gò vào cho đúng niêm luật, câu chữ của nguyên tác thì bản dịch thơ chưa chắc đã được bạn đọc chấp nhận.

 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Học giả NAM TRÂN với con đường ở quận Liên Chiểu - Đà Nẵng

 Học giả NAM TRÂN với con đường ở quận Liên Chiểu - Đà Nẵng

08 Tháng Hai 2020 8:57 CH

NGUYỄN QUỐC TRUNG

Anh bạn tôi ở Hà Nội vào Đà Nẵng khởi nghiệp bằng cách mở nhà hàng hải sản bên đường Nam Trân ở quận Liên Chiểu, đã hỏi tôi rằng Nam Trân là ai mà được đặt tên cho một con đường đẹp vậy? Tôi cảm ơn anh bạn ở thời này còn quan tâm tới đường phố nơi mình cư ngụ; dám chắc rằng nhiều người không bao giờ biết người có tên trên con đường trước căn nhà mình là ai, đã có công trạng gì với đất nước.

NAM TRÂN, MỘT TÀI HOA XỨ QUẢNG

 NAM TRÂN, MỘT TÀI HOA XỨ QUẢNG

HUỲNH VĂN HOA

Năm nay, 2017, kỷ niệm 110 năm sinh (1907-2017) và 50 năm  ngày mất (1967-2017) của Nam Trân, một nhà thơ, một dịch giả, một nhà văn hóa, một nhà giáo dục xuất sắc, đồng thời cũng là một người con ưu tú của xứ Quảng.

Nam Trân tên thật Nguyễn Học Sỹ, sinh 15 tháng 2 năm 1907 tại làng Phú Thứ Thượng, nay là xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và mất ngày 21 tháng 12 năm 1967 tại Hà Nội, lúc 60 tuổi.

 

Nam Trân, một tài hoa xứ Quảng

 Nam Trân, một tài hoa xứ Quảng

Thứ Năm 10:13 05/10/2017

ĐBP - Năm nay, 2017, kỷ niệm 110 năm sinh (1907 - 2017) và 50 năm  ngày mất (1967 - 2017) của Nam Trân, một nhà thơ, một dịch giả, một nhà văn hóa, một nhà giáo dục xuất sắc, đồng thời cũng là một người con ưu tú của xứ Quảng. Nam Trân tên thật Nguyễn Học Sỹ, sinh 15/2/1907 tại làng Phú Thứ Thượng, nay là xã Ðại Quang, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam và mất ngày 21/12/1967 tại Hà Nội, lúc 60 tuổi.

Nam Trân - người thơ ba trong một

NAM TRÂN - CON NGƯỜI TÀI HOA CỦA QUẢNG NAM

 NAM TRÂN - CON NGƯỜI TÀI HOA CỦA QUẢNG NAM

Vân Trình

LTS: Câu lạc bộ Văn Học Nam Trân Đại Lộc, Q.Nam vừa ra mắt được vinh dự mang tên nhà thơ lớn của quê hương Đại Lộc: Nam Trân. Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của một con người tài hoa không chỉ của địa phương mà còn được lưu dang cả nước, chúng tôi đăng tải bài viết này để thể hiện niềm tự hào về đất và người quê hương (đồng thời để tránh có sự hiểu nhầm từ một số bạn đọc về tên gọi Nam Trân – mỹ từ để chỉ trái loòng boong –  đặc sản của miền núi xứ Quảng).

 

Vân Trình trong buổi ra mắt CLB VH NT - tháng 12/ 2014

Tố Hữu với Dửng dưng

 Tố Hữu với Dửng dưng

(Tặng tác giả Huế, Đẹp và Thơ)

Có phải Tố Hữu (1920-2002) viết bài thơ Dửng dưng với ngụ ý bày tỏ thái độ của một nhà thơ cách mạng, nhà thơ chiến sĩ “vị nhân sinh” đối thoại lại quan niệm của một nhà thơ “vị nghệ thuật”? Về nội dung, tôi tin rằng có chuyện này nhưng lại khó tin về cách làm, đối tượng, phạm vi, mục đích cũng như thời gian người viết bài thơ đối thoại. Vấn đề đặt ra là Tố Hữu chủ ý muốn họa lại, luận chiến với cả tập Huế, Đẹp và Thơ của Nam Trân (1907-1967) hay chỉ phản biện với một khía cạnh nội dung, hoặc một bài cụ thể, hoặc với một số bài nào đó?…

 

Đọc Huế, Đẹp và Thơ của Nam Trân

 

Tràng An báo, Số 410, 7 Tháng Tư 1939

Đọc Huế, Đẹp và Thơ của Nam Trân

Trước khi hạ bút viết bài này xin thú trước rằng tôi không phải là thi-sĩ và cũng không phải là phê bình chuyên gia

Dù vậy, với thơ xưa, thơ mới, từ Tản Đà, Hoài Nam cho đến Thế Lữ, Thanh Tịnh tôi cũng được hân hạnh đọc đến cả. Tôi nghiệm thấy thơ là một lối văn thanh cao, tao nhã, tuồng như Hóa công để dành cho người có tâm hồn lãng mạn khi cốt thanh kỳ. Những phường tục tử phàm phu quyết không thể nào thốt ra những âm vận uyển chuyển, du dương, lâm li, diễm lệ được.


Nhà thơ Nam Trân - một tài năng còn ít người biết đến

 Nhà thơ Nam Trân - một tài năng còn ít người biết đến

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Thứ Hai, 27/08/2018 19:30 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Nhờ cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân (in lần đầu năm 1942) mà nhiều người mới biết được Nam Trân (15/2/1907 - 21/12/1967), với tập thơ Huế, đẹp và thơ (1939). Gần đây, Đặng Thị Hảo và Nguyễn Hữu Sơn phát hành cuốn Nam Trân - nhà thơ, nhà giáo, dịch giả, tập hợp các bài viết công phu, nhiều thông tin, cuốn sách trở thành một tư liệu quý về một con người tài năng và tài hoa, nhưng còn ít người biết đến.

Sinh thời, Nam Trân còn chủ trì dịch Nhật ký trong tù, Thơ Đường, Thơ Tống, Người Xô Viết chúng tôi, Thơ và từ Mao Trạch Đông, Thơ văn Lý Trần… Ông cũng đặt dấu ấn trong việc giảng dạy Kinh thi và Đường thi.

Sau khi đọc lại cuốn sách Nam Trân - nhà thơ, nhà giáo, dịch giả (NXB Tri thức), nhưng không điểm sách, PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Xuân chia sẻ một góc nhìn về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Trân. Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết này đến bạn đọc.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Tranh ca ngợi vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam những năm 50


Tranh ca ngợi vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam những năm 50
 Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi…

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

BÀ MẸ NUÔI CỦA NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN


BÀ MẸ NUÔI CỦA NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN
Nguyễn Bùi Vợi
 Năm 1960, đi lao động thâm nhập thực tế ở Thái Bình cùng các nhà văn Tô Hoài, Hoàng Trung Thông…về, Phùng Quán bị nhiễm lao. Nằm điều trị ở bệnh viên lao trung ương khỏi bệnh rồi nhưng không biết về đâu vì phòng Văn nghệ quân đội không còn tên anh nữa, Hội nhà văn cũng đã khai trừ anh.Phùng Quán về thôn Nghi Tàm xã Quảng An huyện Từ Liêm (Hà Nội) đến nhà ông cả Hàm là trưởng xóm Đình xin ở nhờ ít lâu. Gia đình ông cả vui vẻ nhận lời vì biết anh là tác giả tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” nổi tiếng. Ông cả Hàm nói với vợ: Tôi cũng có biết anh này có “phốt”. Người ta đầu xanh tuổi trẻ lại có tài ắt là có tật, thôi giúp đỡ người ta, để phúc để đức cho con!

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

KHI TRĂNG VÀO CỬA SỔ ĐÒI THƠ


KHI TRĂNG VÀO CỬA SỔ ĐÒI THƠ
Ngoài thơ viết bằng tiếng Việt, Bác còn làm thơ chữ Hán gửi lại cho các nhân sĩ, trí thức, ai có điều kiện thì dịch họa lại, gửi lên Bác: thơ gửi cụ Võ Liêm Sơn, gửi cụ Bùi Đằng Đoàn trưởng ban thường trực Quốc hội, cụ Bùi làm thơ họa thơ Người. Bác viết sách, làm báo, vừa đi đường vừa kể chuyện… những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thi vị, độc đáo ở “Thủ đô gió ngàn”.