Nam Trân

Nam Trân

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Cuộc đối đáp chung quanh công trình Thơ văn Lý - Trần


Nguyễn Đình Chú
Cuộc đối đáp chung quanh công trình Thơ văn Lý - Trần
Ðúng là trong bài viết “Nguyễn Ðức Vân: một người xứ Nghệ” đăng trên Tạp chí Văn hoá Nghệ An số 124 ra ngày 10 tháng 5 năm 2008 vừa qua tôi đã nói đến công phu sưu tầm dịch thuật Thơ văn Lý - Trần của nhạc phụ tôi cùng với bác Ðào Phương Bình mà trong Lời mở đầusách Thơ văn Lý - Trần tập I xuất bản năm 1977 [1] , ông Huệ Chi với tư cách trưởng nhóm kiêm chủ biên đã ghi rõ: 

"Hơn 10 năm qua, kể từ sau ngày thành lập, Viện Văn học đã để ý tìm hiểu văn học của thời đại Lý - Trần. Năm 1960, tổ Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ Sưu tầm và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ đời Hồ trở về trước trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bị ký còn nằm rải rác ở các đình chùa miền Bắc. Các đồng chí Nguyễn Ðức Vân, Ðào Phương Bình, cán bộ trong tổ đã trực tiếp tiến hành công việc đó. Nhờ nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, lại có sự giúp đỡ tận tình của các anh em khác trong tổ nên công việc đã tiến hành tương đối thuận lợi, mỗi năm khối lượng thơ văn tập hợp được phong phú dần. Ðến năm 1965 thì việc sưu tầm cũng như phiên dịch bước đầu đã hoàn thành" [2] . 

NAM TRÂN (1907-1967) - nhà thơ, nhà Hán học lỗi lạc không thể quên


HV123 - NAM TRÂN (1907-1967) - nhà thơ, nhà Hán học lỗi lạc không thể quên
MAI QUỐC LIÊN
Có một câu chuyện vui về Nam Trân. PGS Lê Sơn, một dịch giả nổi tiếng về văn học Nga, vốn là một “viện sĩ” của Viện Văn học ngày xưa, cùng tôi đàm đạo về “nhân sự” của viện ngày ấy. Câu hỏi đặt ra là: Vậy thì ai là người xuất sắc nhất của viện thời ấy? Cả Lê Sơn và tôi đều thốt: Nam Trân! Dĩ nhiên đó chỉ là ý kiến riêng của hai chúng tôi thôi. Nếu lấy chức tước, thì Nam Trân khi ấy chỉ là Tổ phó Tổ Cổ Cận, và ăn lương chuyên viên 1!