Nam Trân

Nam Trân

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

THƠ CỦA NAM TRÂN


NGỌA DU NHÂN[1]
Tạp chí Sông Hương số 3, 1936
Đầu năm 1935, báo Tràng An ra đời; năm bảy kỳ đầu tiên đó người ta thấy những bài thơ dưới ký tên Nam Trân. Nhiều bạn làng văn ở Huế tin rằng Nam Trân sẽ từ nay tiếng nổi như phao trên thi đàn và thơ của Nam Trân sẽ được gặp luôn luôn trên tờ báo mới ấy. Không ngờ, trải qua một thời gian chẳng phải vắn vỏi gì mà cái điều sở nguyện của người ta vẫn chưa thấy toại; rồi thơ Nam Trân từ đó cũng tuyệt tích trên báo Tràng An!

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Nam Trân với Huế

Nam Trân với Huế
(Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất nhà thơ Nam Trân)

Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/2/1907, mất ngày 21/12/1967 là người quê Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng tên tuổi ông gắn bó với Huế hơn nửa thế kỷ nay không chỉ vì ông từng là học sinh Trường Quốc học Huế và sau khi đỗ tú tài làm tham tá tòa Khâm sứ Huế, mà chủ yếu vì tập thơ đầu tay "Huế Đẹp và Thơ" đã được các tác giả "Thi nhân Việt Nam" trân trọng đánh giá: "...tả cảnh Huế chưa ai bằng được Nam Trân."

Màu hoa phượng


Màu hoa phượng

TÔ NHƯ


Đi trên đường phố như đi giữa muôn lá nghìn hoa qua bốn mùa xuân hạ thu đông. Với miền Trung xuân thu chỉ là bước chuyển tiếp giữa đất trời mùa đông mưa gió lay phay chỉ có mùa hạ nắng cháy mới thấy quí một mảng xanh một chùm hoa dưới nắng. Cũng như nhiều thành phố khác hạ Huế ngập đầy hoa phượng.
Những lần hội ngộ bạn bè trường xưa lớp cũ khi men say đã thấm ai cũng hát khẽ đôi điệu boléro nỗi buồn hoa phượng "Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua biết bao tình thương. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi. Phút gần gũi nhau mất rồi..." Đâu chỉ có chín mươi ngày qua mà hàng nghìn ngày qua và có khi cả đời không gặp lại.

Trên Giòng Hương Giang



Trên Giòng Hương Giang
BS Lê Văn Lân
(1931 -2013)
tản mạn
(do nhà văn Trần Thị Lai Hồng gửi)
 http://www.gio-o.com/Chung/LeVanLanTrenGiongHuongGiang.htm 

Thơ tiếng Pháp về Huế tựu trung có vài tác giả đã đăng nhiều sáng tác trong Tập
san Đô Thành Hiếu Cổ hay Đặc san Những Người Bạn Cố đô Huế ( Bulletin Des
Amis du Vieux Hué – viết là BAVH ) nhưng có tiếng với độc giả Việt nam chỉ có hai người: đó là Henri Guibier và Henri Cosserat.

Nhìn lại Tự Lực Văn Đoàn


Nhìn lại Tự Lực Văn Đoàn

19/10/2012 06:20 GMT+7

TT - Hội thảo khoa học Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn - 80 năm nhìn lại do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM, khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, tạp chí Thế Giới Mới đồng tổ chức sẽ diễn ra vào sáng 20-10 tại ĐH Sư phạm TP.HCM.

Tiếng Thơ Bốn Mùa


Tiếng Thơ Bốn Mùa
Linh Thảo
Các nhà thơ Việt cổ điển thường làm thơ tả bốn mùa như các họa sĩ vẽ tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc), nghĩa là chú trọng mô tả cảnh vật thiên nhiên hơn là tình người, như bài “Tứ Thời Thi“ của nữ sĩ Ngô Chi Lan, “Thu Điếu“ của Nguyễn Khuyến. Có chăng là “cảnh người” như bài “Ngày xuân ngẫu hứng” của Tú Xương:
     Xuân từ trong ấy mới ban ra
     Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà

TẢN MẠN VỀ HUẾ


TẢN MẠN VỀ HUẾ

   Tôi yêu Huế từ khi còn bé dù chưa biết mặt mũi Huế ra sao, chỉ biết Huế qua lời kể của phụ thân. Rằng Huế có sông Hương núi Ngự rất nên thơ, có cung điện, lâu đài, đền tạ và lăng tẩm cổ kính của các vị đế vương nước ta thấm đẫm tinh thần dân tộc và còn nhiều, nhiều nữa… Mãi đến khi lớn lên, ra Huế thi Tú tài II, tôi mới biết mặt Huế. Quả thật Huế rất đẹp, đẹp hơn những lời mô tả của phụ thân, những cô gái Huế xinh xắn, dịu dàng, đoan trang, khả ái, nhất là nữ sinh trường Đồng Khánh, đã khiến cho:
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

"Nhật ký trong tù" - Giá trị vượt thời gian


"Nhật ký trong tù" - Giá trị vượt thời gian
Ngọc Hà

Cách đây đúng 70 năm (ngày 10/9/1943), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài thơ cuối cùng của tập thơ Nhật ký trong tù, kết thúc 388 ngày bị giam cầm trong tù ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Những bến đò ngang trên sông Hương


Những bến đò ngang trên sông Hương

http://nethue.com.vn/vi/tin-tuc-moi.nd16/nhung-ben-do-ngang-tren-song-huong.i120.html


Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Ngộ thật, ai đời “HUẾ” nhớ ….. ” O ” ?


Ngộ thật, ai đời “HUẾ” nhớ ….. ” O ” ?

* Lê-Ngọc Châu
Nói đến Huế, người Việt chúng ta thường ca ngợi “Huế xinh như mộng đẹp như mơ” với những hình ảnh đặc sắc của xứ Thần Kinh.
Cảnh Huế, và đặc biệt những cô gái Huế đã gây rung động lòng nhiều người phương xa nếu có lần ghé lại, làm quan dưới các triều đại vua chúa thời bấy giờ, đi du lịch hay ra học ở đó, điển hình học trò ngày xưa ra Huế thi trong niềm hy vọng đổ đạt để làm quan, tiến thân mà Nam Trân Nguyễn học Sỹ (1907-1967) phải diễn tả tâm trạng của những chàng trai quê mùa lều chỏng ra kinh đô thi là
“học trò trong Quảng ra thi,
thấy cô gái Huế chân đi không đành”,

Băn khoăn bản dịch "Sông núi nước Nam": Tổng chủ biên lên tiếng!


Băn khoăn bản dịch "Sông núi nước Nam": Tổng chủ biên lên tiếng!

Dân trí Trước băn khoăn của dư luận về bản dịch "Sông núi nước Nam" được in trong SGK Ngữ văn lớp 7  - Tập 1 của NXB Giáo dục Việt Nam trích theo bản dịch của Lê Thước - Nam Trân chưa hay, GS Nguyễn Khắc Phi, Tổng Chủ biên cuốn sách đã lên tiếng giải thích rõ vấn đề này.
 >> Từ Nam quốc sơn hà nghĩ về tính hai mặt của đời sống

Vừa qua, dư luận băn khoăn về bản dịch “Sông núi nước Nam” trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 7, tập 1 đưa các bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền của danh tướng Lý Thường Kiệt khác với bản dịch lâu nay nhiều người vẫn thường biết đến khiến nhiều ý kiến không đồng tình cho rằng bản mới không hay.
Bài thơ: “Nam quốc sơn hà" ("Sông núi nước Nam”) lưu truyền được dịch là:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Bản dịch được đưa vào sách ngữ văn 7 là do học giả Lê Thước (1891-1975) và nhà thơ Nam Trân (1907-1967) dịch, được đăng trong cuốn Thơ văn Lý Trần, từ năm 1977 như sau:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Hai chiếc máy bay của vua Bảo Đại


Hai chiếc máy bay của vua Bảo Đại

HỒ HOÀNG THẢO

Hai chiếc máy bay của vua Bảo Đại được chuyển cho Chính phủ Cách mạng với ý định thành lập một câu lạc bộ không quân, huấn luyện phi công

Sinh thời, vua Bảo Đại có mua 2 chiếc máy bay để dùng. Ngoài chiếc Tiger Moth, chiếc còn lại tên là Morane Saulnier.
Phục vụ cho kháng chiến
Chiếc Tiger Moth là loại máy bay một động cơ do Anh chế tạo, hai tầng cánh, hai chỗ ngồi, thân bọc vải, tốc độ chậm, có thể hạ cánh ở sân bay ngắn, hẹp, kể cả trên đồng cỏ. Chiếc Morane Saulnier do Pháp chế tạo là loại máy bay thể thao một động cơ, thân kim loại, một tầng cánh, hai chỗ ngồi.

Máy bay Tiger Moth, cùng loại với chiếc máy bay vua Bảo Đại sử dụng Ảnh: TƯ LIỆU

22 tác giả được truy tặng giải Cống hiến Văn học là những ai?


22 tác giả được truy tặng giải Cống hiến Văn học là những ai?

Hội Nhà văn Việt Nam sẽ truy tặng Giải thưởng Cống hiến cho các tác phẩm văn học chưa được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Giải thưởng cấp Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hình ảnh cố nhà thơ Trần Quang Long, cố dịch giả Nam Trân được truy tặng Giải thưởng Cống hiến cho tác phẩm văn học.

HUẾ THƠ VÀ THƠ HUẾ


HUẾ THƠ VÀ THƠ HUẾ
Đặng Tiến
Nói đến Huế, người ta thường xưng tụng ” Huế đẹp và thơ ” là tên một tập thơ của Nam Trân (1939) với những hình ảnh đặc sắc Huế.
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Thuyền đủng đỉnh” phải là con đò Huế, “yểu điệu chèo” phải là cô gái sông Hương. Nhưng tác giả Nam Trân Nguyễn học Sỹ,1907-1967 là “học trò trong Quảng ra thi ; thấy cô gái Huế chân đi không đành”, chứ không phải là người Huế. Giới thiệu Nam Trân, Hoài Thanh đã nhận xét : “tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân” nhưng tác giả Thi Nhân Việt Nam (1942) lại có nhận xét :
“Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế ? Ai chẳng thấy thế ? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi ca lại tầm thường thế ? có lẽ cảnh Huế quá huyền diệu, quá mơ màng không biết tả thế nào cho thoát sáo “.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Huế đẹp, Huế thơ !


Huế đẹp, Huế thơ !
Nguyên Hương

Ở Huế lâu ngày hay chỉ biết qua một thời gian, mọi người đều cùng chung cảm nhận trên.
            Huế đẹp vì phong cảnh nên thơ, vì thiên nhiên hữu tình. Nhìn gần hơn, Huế đẹp vì lối sống con người Huế biết thưởng thức và giữ gìn vẻ đẹp ấy nên thơ hơn, diệu tuyệt hơn, kế tục bao nhiêu thế hệ trước đã đem công sức xây dựng, tài bồi nên.

Người phát hiện ra Huế đẹp và thơ


Người phát hiện ra Huế đẹp và thơ
Từ năm 1942, các tác giả Thi nhân Việt Nam đã khẳng định: “Tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân (…) Nam Trân đã tìm ra một khoảnh đất mới và ở đó, người đã dựng lên-ý chừng để sát nhập vào làng thơ Việt-cái cảnh núi Ngự sông Hương. Thiết tưởng vì tình láng giềng đất Quảng Nam không thể gửi ra xứ Huế món quà nào quý hơn nữa: lần thứ nhất những vẻ đẹp của xứ này được diễn ra thơ”(TNVN, tr.181).

Nhà thơ Nam Trân nhận thơ tặng của Giáo sư Trung Quốc - Hương Thu


Nhà thơ Nam Trân nhận thơ tặng của Giáo sư Trung Quốc  - Hương Thu
Trong kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức vào tháng 8/2017, bài viết “Giáo sư Huang Yiqiu và ngành nghiên cứu văn học Việt Nam ở Trung Quốc” của PGS.TS. Nguyễn Đình Phức có một phần đầu ghi lại vài bài thơ của GS Huang Yiqiu tặng cho nhà thơ Nam Trân. Đây là tư liệu quý và hiếm hoi liên quan đến nhà thơ Nam Trân, nay giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh và 50 năm ngày mất của nhà thơ Nam Trân (1907 - 1967).

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Nam Trân, một tài hoa xứ Quảng


Nam Trân, một tài hoa xứ Quảng

HUỲNH VĂN HOA
 NVTPHCM- Năm nay, 2017, kỷ niệm 110 năm sinh (1907-2017) và 50 năm  ngày mất (1967-2017) của Nam Trân, một nhà thơ, một dịch giả, một nhà văn hóa, một nhà giáo dục xuất sắc, đồng thời cũng là một người con ưu tú của xứ Quảng.
 Nam Trân tên thật Nguyễn Học Sỹ, sinh 15 tháng 2 năm 1907 tại làng Phú Thứ Thượng, nay là xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và mất ngày 21 tháng 12 năm 1967 tại Hà Nội, lúc 60 tuổi.