Nam Trân

Nam Trân

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN SĨ TRÍ THỨC TRONG SỰ NGHIỆP ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN SĨ TRÍ THỨC
TRONG SỰ NGHIỆP ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
                                                                                               NGUYỄN ĐÌNH AN*
Theo từ điển Tiếng Việt, nhân sĩ là “Người trí thức có danh vọng, có tư tưởng tiến bộ”. Từ nhân sĩ thường đi liền với từ trí thức thành một cụm từ nhân sĩ trí thức. Chúng ta chưa có một nghiên cứu nào xác định cụm từ nhân sĩ hoặc nhân sĩ trí thức xuất hiện đầu tiên lúc nào, trong tài liệu nào. Trong Đường Kách mệnh, được xem như là một văn kiện lý luận, có hệ thống đầu tiên về đường lối cách mạng của Đảng được Nguyễn Ái Quốc viết năm 1927 cũng chưa thấy có khái niệm nhân sĩ. Có thể nhân sĩ là một từ xuất hiện trong quá trình vận động đoàn kết toàn dân tộc chống thực dân Pháp của Đảng ta. Đó là những người thuộc tầng lớp trí thức (có thể là nho học hoặc tây học) có sự hiểu biết sâu rộng (không nhất thiết là có bằng cấp), có nhân cách (không có tai tiếng, tỳ vết về đạo đức), có uy tín xã hội. Về giai cấp họ không phải là chỗ dựa của cách mạng, nhưng tranh thủ được họ rất có lợi trong việc vận động, lôi kéo quần chúng, phân hóa kẻ thù, góp phần tích cực vào thành công của cách mạng.
1. Đảng ta đã chú trọng phát huy vai trò nhân sĩ trí thức từ trước năm 1945
Phan Thanh là người thông minh xuất chúng và có nhân cách cao thượng. Từ Quảng Nam, ông ra Hà Nội mưu sinh và lập thân lập nghiệp, ông tham gia mở trường tư và dạy học, dạy rất giỏi. Ông mau chóng kết thân và có uy tín trong giới trí thức. Có nhiều bạn thân (như Võ Nguyên Giáp) và có người em ruột (là Phan Bôi) là đảng viên và cán bộ cốt cán của Đảng Cộng sản, ông chịu ảnh hưởng nhiều mặt của họ và sẵn sàng hành động theo hướng dẫn của họ. Nhưng ông không vào Đảng vì thấy ở ngoài Đảng có lợi hơn cho cách mạng. Chính vì không phải là đảng viên Cộng sản, ông tham gia Đảng Xã hội Pháp (chi nhánh ở Đông Dương) và tham gia (trúng cử) vào ba cơ quan dân cử lúc bấy giờ, ông nổi tiếng trong các hoạt động nghị trường, báo chí, xã hội. Có thể xem Phan Thanh là một trong những nhân sĩ trí thức lớp đầu của Việt Nam được Đảng thu hút vào hoạt động cách mạng.
Trong sách “Phan Thanh, anh là ai”, tác giả Phan Vịnh (con trai của Phan Thanh) có kể một câu chuyện: Đồng chí Trường Chinh ốm nằm điều trị trong bệnh viện Bạch Mai, một hôm đồng chí Hoàng Quốc Việt vào thăm. Hai người trò chuyện với nhau, nảy ra ý kiến cử anh Phan Thanh đến mời cụ Nguyễn Văn Tố đứng ra xin lập hội “Truyền bá quốc ngữ”.
Nguyễn Văn Tố là một học giả nổi tiếng, uyên thâm cả nho học và tây học, là một trong 4 người giỏi nhất đất Bắc Hà thời ấy (Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn). Ông đang làm việc tại Viện Viễn Đông bác cổ, có uy tín lớn cả về tài năng và đức độ. Ông là người vừa có thể làm việc với những người cách mạng, vừa có khả năng ứng phó khôn khéo với bọn thực dân, mật thám. Ông là người có bản lĩnh khẳng khái, không sợ đế quốc đe dọa, không chịu để chúng lợi dụng.
Chính nhờ vai trò của Nguyễn Văn Tố mà Hội truyền bá quốc ngữ thu hút được nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng, như: cụ Phó bảng Bùi Kỷ, các ông Trần Trọng Kim, Lê Thước, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên..., mau chóng mở rộng hoạt động khắp ba kỳ. Đại diện thống sứ Bắc Kỳ, các quan lại cao cấp, như Hoàng Trọng Phu, Vi văn Định đã có mặt trong nhiều hoạt động Hội. Hội truyền bá quốc ngữ với các hoạt động nâng cao dân trí đã trở thành phong trào vận động văn hóa sâu rộng, sôi nổi chưa từng có do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đặt cơ sở cho việc xóa nạn mù chữ (bình dân học vụ) trên đất nước ta sau này. Đây cũng là một môi trường của những hoạt động yêu nước vì nhân dân, tập hợp, lôi cuốn được đủ mọi thành phần.
Đánh giá cao, chú trọng phát huy vai trò của nhân sĩ trí thức là điều được Hồ Chủ tịch rất quan tâm trong quá trình lãnh đạo cách mạng, và đích thân Người đã có những hoạt động mẫu mực, sáng tạo về lĩnh vực này.
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh, đoàn kết liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể yêu nước, cùng nhau đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập.
Trong Mặt trận Việt Minh, các nhân sĩ trí thức có vai trò quan trọng. Ngay trước khi về Pắc Bó, trong cuộc gặp đồng chí Hoàng Văn Thụ, ủy viên Thường vụ Trung ương, Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã hỏi đồng chí Hoàng Văn Thụ về các nhân sĩ nổi tiếng của đất nước, như Phan Bội Châu, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng. Đồng chí Hoàng Văn Thụ  không nắm rõ tình hình các vị ấy nhưng Bác nói: “Trong lúc này, cuộc vận động giải phóng dân tộc của chúng ta rất cần những con người như thế”.
Ngày 6-6-1940, trong lá thư đầu tiên gửi đồng bào, Người viết:
“Hỡi các bậc phụ huynh;
Hỡi các hiền nhân chí sĩ;
Hỡi các bạn sĩ, nông, công, thương, binh”.
Chỉ riêng việc xác định và sắp đặt các đối tượng của bức thư và thể hiện nó qua các từ được chọn lựa, chúng ta có thể thấy Người đã làm khác một bức thư kêu gọi thông thường và Người đã quan tâm đến vận động nhân sĩ trí thức như thế nào.
 Sau Cách mạng Tháng Tám, theo sự chỉ đạo sáng suốt đầy tính nhân văn của Người, Vua Bảo Đại được mời và đã nhận lời làm cố vấn của Chính phủ cách mạng, nhiều quan lại cao cấp, như: Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, các vị Tổng đốc Vi Văn Định, Hồ Đắc Điềm, Phạm Phú Tiết và hầu hết các nhà tri thức hàng đầu, như: Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên...; nhiều chức sắc và nhà hoạt động tôn giáo, như: Giám mục Hồ Ngọc Cẩn, Giám mục Lê Hữu Từ, cư sĩ - bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, cụ Cao Triều Phát (đạo Cao Đài); những nhà tư sản lớn, như: Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô; các văn nghệ sĩ tài danh, như: Thế Lữ, Tú Mỡ, Tô Ngọc Vân, Xuân Diệu, Huy Cận... đều ủng hộ cách mạng, tham gia các hoạt động cách mạng. Và các nhân vật nổi tiếng này có tác động tích cực trong sự nghiệp tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, một nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng.
Đầu những năm 70 (thế kỷ 20) Đảng ta đã đưa ra chính sách hòa hợp dân tộc: “Lấy chính nghĩa để thuyết phục, lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử, xóa bỏ mặc cảm hận thù, những ai đoạn tuyệt quá khứ, trở về với đường ngay lẽ phải đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc”.
Nhờ đó, Việt Nam đã không xảy ra tắm máu, khủng bố trả thù như kẻ địch dự báo, trông chờ; tình hình mau chóng ổn định. Nhân dân cả nước dù quá khứ đứng ở phía nào, đều đoàn kết chung tay xây dựng lại đất nước.
Trong thực hiện chính sách đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc giai đoạn sau 30-4-1975, các nhân sĩ trí thức có một vai trò quan trọng.
Nhiều quan chức của chế độ Sài Gòn, như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện, Phó Thủ tướng, nhiều Bộ trưởng, tướng lĩnh đã có thái độ hợp tác với chính quyền cách mạng. Nhiều nhân sĩ trí thức đã di tản cũng trở về thăm quê hương và tham gia xây dựng đất nước, có người đã về định cư hẳn ở Việt Nam.
Mặc dù còn những hạn chế, thiếu sót và một số nhân sĩ trí thức còn có mặc cảm, định kiến nhưng chỉ riêng việc cùng một thời điểm, ba nhân vật: Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Thích Nhất Hạnh cùng có mặt ở Việt Nam đã nói lên chính sách đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc đã đi vào cuộc sống, đồng thời khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu tinh thần cộng đồng, có truyền thống nhân đạo, khoan dung.
2. Quảng Nam và Đà Nẵng là một trong những nơi nhân sĩ trí thức có vai trò quan trọng và được Đảng quan tâm phát huy
Qua việc Phan Thanh được bầu vào Viện dân biểu Trung Kỳ, hoạt động của ông tại đây, cái chết và những hoạt động tưởng niệm ông, rồi việc vận động bầu cho Đặng Thai Mai thay vị trí của Phan Thanh khi ông mất, Đảng ta đã có nhiều kinh nghiệm về phát huy vai trò của nhân sĩ trí thức trong đấu tranh công khai, hợp pháp.
Sau Cách mạng Tháng Tám, nhiều quan lại cao cấp của triều Nguyễn đã theo cách mạng.
Phạm Phú Tiết, cháu nội Phạm Phú Thứ, từng làm Tổng đốc Bình Phú, Thanh Hóa, công tác trong ngành Tòa án ở Liên khu V, rồi tập kết ra Bắc làm công tác nghiên cứu Hán Nôm, có đóng góp trong dịch Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch. Lương Trọng Hối từng làm Tổng đốc Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Pháp có thời gian làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Nam. Tổng đốc Trương Xuân Mai tham gia công tác Mặt trận rồi tập kết ra Bắc.
Nhiều trí thức nổi tiếng, như các bác sĩ Lê Đình Thám, Trần Đình Nam, Phạm Phú Dõng, Trương Gia Thọ, Huỳnh Vong..., các dược sĩ Huỳnh Quang Đại, Trương Xuân Nam, Nam Trân Nguyễn Học Sĩ... đã phát huy tài năng chuyên môn đóng góp cho cách mạng, kháng chiến và cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
Thật khó hình dung Nam Trân Nguyễn Học Sĩ, nhà thơ tác giả Huế đẹp và thơ, một quan Tham tá tòa khâm sứ, quan Tá lý Bộ Lại triều Bảo Đại, khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông đang làm quan Án sát ở Phú Yên đã về quê làm cán bộ xã, rồi làm Chủ tịch huyện và được tin cậy giao giữ chức Chánh Văn phòng Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Trung bộ. Sau khi tập kết ra miền Bắc, với vốn Hán học và Tây học sâu rộng, ông đã trở thành một chuyên gia giỏi có đóng góp quan trọng trong dịch Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch, dịch thơ Đường và nhiều tác phẩm kinh điển của văn học phương Tây.
Nhiều nhân sĩ trí thức ở lại miền Nam, cách mạng đã quan tâm tiếp cận, động viên họ tham gia chống Mỹ cứu nước, nhiều người đã có những cống hiến tích cực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, như anh em giáo sư Hồ An, Hồ Quý.
Bà Phan Châu Liên, con gái nhà yêu nước Phan Châu Trinh, vợ giáo sư Lê Ấm, trước Cách mạng Tháng Tám đã có quan hệ giúp đỡ các nhà cách mạng, như Tôn Quang Phiệt, Võ Nguyên Giáp... Trong kháng chiến chống Pháp, bà hoạt động trong Hội phụ nữ và công tác cứu tế, luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ các đồng chí lãnh đạo địa phương. Trong chống Mỹ, bà là yếu nhân của phong trào phụ nữ đòi quyền sống ở Đà Nẵng, là người bảo trợ cho tổ chức Tổng đoàn học sinh, nhà bà là nơi đi về liên lạc của nhiều nhân sĩ nổi tiếng, như bà luật sư Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên...
Bà Phụng Ký, một nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh lão thành, cầm máy từ những năm 30 (thế kỷ 20), trong kháng chiến chống Pháp bà có tiệm ảnh ở Tam Kỳ. Trong chống Mỹ, tiệm ảnh lớn của bà trên đường Hùng Vương, Đà Nẵng là một cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Nhiều lần bị địch bắt, tra tấn bà vẫn một lòng một dạ với cách mạng.
Trong cao trào chống Mỹ, ở các đô thị miền Nam đã xuất hiện nhiều nhân sĩ trí thức, trong đó có nhà giáo Vĩnh Linh. Ông là một giáo viên Toán rất giỏi, là người công giáo lại dòng dõi hoàng tộc. Ông là chỗ dựa tinh thần của Tổng đoàn học sinh, lực lượng đấu tranh sôi nổi nhất lúc đó. Địch bắt ông, tù đầy tra tấn dã man, ông vẫn kiên trung, bất khuất.
Nhiều con dân của Quảng Nam - Đà Nẵng vì yêu cầu học hành để thăng tiến, vì mưu sinh, vì chống khủng bố mà đổi vùng, đã sinh sống, lập nghiệp ở thành phố Sài Gòn, trong đó có một số nhân sĩ trí thức, như nhà văn hóa Thiên Giang Trần Kim Bảng. Ông là đảng viên năm 1930, ông (cùng với vợ là nữ sĩ Vân Trang) tham gia phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình; nhà văn Vũ Hạnh (Nguyễn Đức Dũng) từng là Tổng thư ký phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc.
Trong tình hình có đến 3 triệu người Việt định cư ở nước ngoài, cộng đồng Việt kiều là một bộ phận của dân tộc. Tập hợp, đoàn kết đông đảo Việt kiều, phát huy sức mạnh của họ trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước, là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Quảng Nam - Đà Nẵng cũng là nơi có nhiều nhân sĩ trí thức là Việt kiều.
Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia cao cấp về tài chính, là con của bác sĩ Bùi Kiến Tín học và sống ở Pháp nhiều năm, từng nổi tiếng với dầu khuynh diệp bác sĩ Tín. Bác sĩ Tín là con của ông Bùi Biên (Cửu Thứ), có thời làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Quảng Nam. Ông và gia đình là nạn nhân một vụ ném bom của giặc Pháp (1952) ở Trung Phước. Ông Bùi Biên thuộc tộc Bùi Vĩnh Trinh mà Quản Nghi Bùi Thân (ông nội của ông Cửu Thứ) được xem là người giàu nhất Quảng Nam. Ông Bùi Kiến Thành du học ở Pháp, rồi Mỹ, từng là viên chức quan trọng của nhiều tập đoàn tài chính và cơ quan của chính phủ Mỹ, của Liên hợp quốc. Ông là người có đóng góp quan trọng vào việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt, trong thiết lập quan hệ làm ăn giữa Việt Nam với WB, IMF, đã giúp Chính phủ ta tổ chức thành công việc bán trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế. Em ông, kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc đã về làm ăn ở Việt Nam, có đầu tư mở các cơ sở du lịch ở Hội An, Điện Bàn.
Các nhân sĩ trí thức phần lớn đều xuất thân từ những danh gia vọng tộc, hoàn cảnh gia đình nhiều người có những nét rất đặc biệt.
Bác sĩ Lê Đình Thám (1897 - 1969) là con của Thượng thư Lê Đĩnh từng là Tổng đốc Hà An (Hà Nội, Hưng Yên), sau khi Hoàng Diệu tuẫn tiết, từng tham gia phái bộ của triều đình nhà Nguyễn công cán ở Singapor, Hồng Kông và có những kiến nghị cải cách, không được triều đình chấp nhận. Ông là em ruột của bác sĩ, chí sĩ Lê Đình Dương (1894 - 1919) một yếu nhân trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân bất thành năm 1916. Nổi tiếng thông minh, ông đậu thủ khoa trường Cao đẳng y khoa Hà Nội năm 1916. Khi làm việc ở Huế, ông cùng bác sĩ Normet có phát minh, được giới y học đánh giá cao. Vừa làm chuyên môn của một bác sĩ, ông còn có công lớn trong chấn hưng Phật giáo (từ biên dịch kinh sách, đào tạo tăng tài, đổi mới sinh hoạt, làm cho Phật giáo trở nên hiện đại sống động). Kháng chiến chống Pháp, ông về Quảng Nam phụ trách một bệnh viện rồi làm Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Trung Bộ. Ông được Hồ Chủ tịch mời ra Việt Bắc, đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới, ông còn giữ nhiều vị trí quan trọng trong Mặt trận, trong Giáo hội Phật giáo.
Binh bộ Thượng thư Hồ Lệ (1849 - 1905), quê Đại Minh, Đại Lộc, có nhiều người con đỗ đạt và làm quan, trong đó có Hồ Ngận. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, Hồ Ngận đang làm Tỉnh trưởng (Tổng đốc) Phú Yên. Con ông Hồ Ngận là Hồ An lúc đó là sinh viên về nghỉ hè với cha, đã tham gia Việt Minh. Hồ An là Trưởng ban tuyên truyền Phú Yên, ít lâu sau ông được đề bạt là Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Phú Yên. Các con của Hồ Ngận đều tham gia Việt Minh, sau đó có người đi bộ đội.
Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Ngận có lúc là Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam. Các con ông là Hồ An, Hồ Ba (Hồ Hoàng Thanh), Hồ Vinh và con gái Hồ Vân (vợ nhà văn Nguyễn Văn Bổng) đều là cán bộ cách mạng. Họ đã viết một bức thư không niêm gửi cha, khuyên ông nên chấm dứt việc làm tay sai cho Pháp, về với chính nghĩa cách mạng. Lá thư này được đăng trên báo Chiến thắng và lãnh đạo tỉnh đã cử người đem trao tận tay Hồ Ngận. Do tác động của lá thư, do tình cha con và nhiều nguyên nhân khác, ông từ chức.
Các con ông vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau hiệp định Giơ ne vơ chỉ có Hồ Ba (Hồ Hoàng Thanh) tập kết ra Bắc, học đại học rồi công tác tại Tạp chí Cộng sản, sau 4-1975 mới về Quảng Nam - Đà Nẵng công tác tại Hội Văn nghệ. Hồ Vinh đi bộ đội, không đi tập kết mà ở lại hoạt động bí mật, bị địch bắt giam, tra tấn đến chết.
Các ông Hồ An, Hồ Quý ở lại Đà Nẵng dạy học đều là cơ sở cách mạng và đều bị bắt. Dù địch tra tấn rất dã man, các ông vẫn một lòng trung kiên với cách mạng.
Năm 1964, ông Hồ An được tổ chức đưa lên căn cứ. Ông là Ủy viên thường trực Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng Trung Trung bộ và cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Về hưu sống ở Đà Nẵng, ông vẫn dạy tiếng Anh, viết sách và tham gia các hoạt động của Mặt trận khi đã ngoài 80 tuổi.
Ông Hồ Quý bị địch bắt, tra tấn đọa đầy và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), Xuân Mậu Thân (1968) quân giải phóng tiến công Huế, ông và các bạn tù được giải phóng. Về Quảng Nam, ông được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Đà Nẵng. Sau đó ít lâu ông được ra Bắc chữa bệnh, điều dưỡng. Ông về sống và công tác trong ngành giáo dục Đà Nẵng sau ngày toàn thắng.
Qua những sự kiện và nhân vật đã trình bày, chúng ta có thể thấy nhân sĩ trí thức không phải là một giai tầng, vai trò của họ là vai trò cá nhân (có thể gắn với vai trò của gia đình), hành trang của họ rất phong phú, đa dạng. Không phải chỉ những người ngoài đảng mới là nhân sĩ trí thức. Một số người là đảng viên, cán bộ của Đảng, nhưng vai trò nhân sĩ rất rõ.
Công tác vận động nhân sĩ trí thức thuộc phạm trù công tác dân vận, nhưng đây là một đối tượng đặc biệt, thường không thể tập hợp đông đảo để hô hào mà phải đi vào cảm hóa, thuyết phục từng người. Trong trường hợp có tập hợp đông đảo phải có những nhân sĩ trí thức tiêu biểu, có uy tín, đứng ra hiệu triệu (như Hồ Chủ tịch đã dặn dò trong thư gửi Phan Bôi, Hoàng Hữu Nam mời cụ Bùi Bằng Đoàn kêu gọi quan lại cũ và mời luật sư Phan Anh kêu gọi trí thức).
Không có một phác đồ nào cho công tác vận động nhân sĩ trí thức. Cảm hóa, thuyết phục họ chủ yếu là phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của họ. Phát huy được vốn quý này, họ sẽ có sức mạnh vượt mọi khó khăn, chủ động sáng tạo để cống hiến, phục vụ. Điều quan trọng là phải tin cậy, tôn trọng họ, gần gũi, cởi mở với họ.
Trong các nhân sĩ trí thức có thể có người không thủy chung với cách mạng, nếu họ giữa đường đứt gánh thì cũng không có gì là bất ngờ, cách đối xử của cách mạng phải là: thà người phụ ta chứ ta không phụ người.
Chúng ta thành tâm trong đánh giá và phát huy vai trò của nhân sĩ trí thức, điều này xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Hễ là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước” và ai cũng sẵn sàng vì lợi ích của dân tộc. Đồng chí Lê Duẩn đã phân tích, đánh giá cao và quan tâm phát huy vai trò của nhân sĩ trí thức, cũng như khẳng định hòa hợp dân tộc là “một chính sách lớn thể hiện lập trường giai cấp đúng đắn của Đảng ta” (Lê Duẩn, Thư vào Nam, trang 330).
Chúng ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, song xây dựng Việt Nam đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh còn là một quá trình phấn đấu đầy gian nan, thử thách. Trong quá trình phấn đấu ấy, chắc chắn công tác vận động nhân sĩ trí thức vẫn còn đòi hỏi nhiều nỗ lực, quan tâm, và cả những cách nhìn mới, cách nghĩ mới, cách làm mới.
___________________________________________
1. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam là một tổ chức rộng rãi, tập hợp những cá nhân và tổ chức ở các đô thị miền Nam, tán thành dân tộc, dân chủ, hòa bình, chống Mỹ - Thiệu, thành lập vào giữa tháng 4-1968 do luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch. Tháng 6-1969 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam mở Đại hội quốc dân thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời do KTS Huỳnh Tấn Phát là Chủ tịch; luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, là Chủ tịch Hội đồng cố vấn và luật sư Trịnh Đình Thảo là Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn. Ở Đà Nẵng, Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam là giáo sư Nguyễn Đóa. Ông là một nhà giáo lão thành, quê Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam, anh ruột của đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quảng Nam, Thường trực Liên khu V. Ông dạy học và sống ở Huế nhiều năm, thường gọi là ông Đốc Đóa. Ông cũng được giao trọng trách Phó Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
Tổng Thư ký là ông Hà Trọng Xuân, một sinh viên tham gia tranh đấu và đã thoát ly lên căn cứ. Hà Trọng Xuân bị ốm được ra Bắc điều dưỡng. Ông mất trên đường Trường Sơn.
* Nguyên Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng.
    | MỤC LỤC | Trở Về đầu trang  |       


MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CHỖ DỰA VỮNG CHẮC CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN
                                                                                                   LÊ MẬU NHIỆM*
      Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chỗ dựa vững chắc của chính quyền nhân dân
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực, chủ động mở rộng tổ chức bằng nhiều hình thức thích hợp, đã động viên phong trào quần chúng, góp phần nâng cao dân trí, năng lực, trình độ chuyên môn... cho đoàn viên, hội viên, góp phần phục vụ tích cực cho các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm phát triển tổ chức, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ hình thức vận động để thu hút ngày càng rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào tổ chức mình, tổ chức vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào toàn dân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và cải thiện đời sống của nhân dân; củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tham gia ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến quốc kế dân sinh, đến quyền lợi và nhiệm vụ của các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lựa chọn và giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật. Thu thập và phản ánh ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò và trách nhiệm to lớn trong việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Vai trò quan trọng này đã được xác định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng những năm trước đây, gần đây là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng (1991), Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX (lần 2), Hiến pháp năm 1992, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều đạo luật đã quy định trách nhiệm và quyền của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội... Các cấp ủy Đảng, chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật...”1.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong sạch vững mạnh, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã triển khai nhiều giải pháp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng chính quyền các cấp và xem đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của tổ chức mình.
Cùng với việc tham gia xây dựng Đảng, công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật được Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm thực hiện và có kết quả thiết thực. Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng pháp luật đã được Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi năm đã tham gia ý kiến vào hàng chục dự án luật, pháp lệnh, nghị định. Nhiều bản góp ý do biết phát huy trí tuệ của đội ngũ cộng tác viên và mở rộng đối tượng góp ý mà có chất lượng cao, có sắc thái riêng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được cơ quan soạn thảo trân trọng tiếp thu và Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chấp nhận.
Những năm qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội đồng tư vấn của Uỷ ban và các tổ chức thành viên, như: Hội Luật gia Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài,... đã tham gia ý kiến vào nhiều dự án luật, pháp lệnh và nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước. Nhiều ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được các cơ quan xây dựng pháp luật tiếp thu, bổ sung, góp phần làm cho các văn bản luật được thông qua phù hợp với thực tiễn hơn, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Một số dự án luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân, ngoài việc cử đại diện tham gia các Ban soạn thảo, Mặt trận còn thông qua các Hội đồng tư vấn tổ chức thảo luận, góp ý có chất lượng, như: Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Bình đẳng giới; Luật Thuế thu nhập; Luật Quốc tịch; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Người cao tuổi; Luật Nhà ở; Luật Người khuyết tật; Luật Bảo hiểm y tế, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống buôn bán người; Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Luật Thủ đô; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Tố tụng hành chính; Luật Thuế nhà đất, Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)... và nhiều văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động tham gia triển khai thực hiện làm điểm Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; thông qua đó phát hiện những cán bộ, đảng viên gương mẫu để khen thưởng, xử lý những cán bộ, đảng viên có vi phạm, tham nhũng, lãng phí, yếu kém về phẩm chất và năng lực lãnh đạo. Đặc biệt, thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác giám sát cán bộ, đảng viên ở cơ sở, từng bước triển khai nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp, xây dựng Nhà nước ngày càng vững mạnh.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII năm 2007 và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Đảng đoàn các tổ chức thành viên lãnh đạo tốt công tác hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử; tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú đối với những người ứng cử; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia bầu cử và giám sát chặt chẽ các bước của cuộc bầu cử, góp phần đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng của cử tri và nhân dân cả nước.
Công tác tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân của Ủy ban Mặt trận các cấp để phản ánh tại kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã thành nề nếp và ngày càng đáp ứng nhu cầu, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Các hoạt động tham gia công tác tố tụng, tuyển chọn thẩm phán và giới thiệu hội thẩm Tòa án nhân dân đã được quan tâm thực hiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay ở một số địa phương, Mặt trận xã, phường, thị trấn đã chủ trì việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của chính quyền cơ sở đã đem lại những kết quả bước đầu. Việc tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được quan tâm đúng mức, có một số vụ việc đã được Mặt trận các cấp thực hiện, được nhân dân hoan nghênh. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được chú trọng hơn, việc tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành có hiệu quả, góp phần giải quyết nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoá VI) về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tăng cường các biện pháp thực hiện, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư của cộng đồng... Từ thực tiễn triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở và Thông tri 06 về lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu và trưởng thôn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ động phối hợp, kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (có hiệu lực từ 1-7-2007), thay thế Nghị định số 79, ngày 7-7-2003 của Chính phủ; trong đó mở rộng đối tượng và thành phần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thông qua các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các phong trào thi đua, Mặt trận đã không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận có nhiệm vụ phối hợp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với nhân dân, để nhân dân hiểu biết và thực hiện, đồng thời lắng nghe, thu thập tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước,...
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, trong hội viên, đoàn viên tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là thông qua việc triển khai Đề án “Xây dựng và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng ở khu dân cư” từ năm 2006 đến năm 2010. Có trên 40 tỉnh, thành phố đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án. Các cấp Mặt trận đã coi trọng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật tới các tầng lớp nhân dân, tạo cơ sở để động viên nhân dân phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Chính phủ để giám sát công tác đặc xá, công tác giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo bức xúc, tồn đọng kéo dài; tham gia với các đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, một số Uỷ ban của Quốc hội để giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước đã có nề nếp. Tại các kỳ họp Quốc hội, các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổng hợp và trình bày báo cáo các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, được dư luận đồng tình và đánh giá cao.
Những việc làm trên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, thực hiện giám sát của nhân dân đối với việc thực thi trách nhiệm và đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật trong cuộc sống. Kết quả đó đã góp phần tích cực vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.
2. Nhiệm vụ xây dựng chính quyền nhân dân trong tình hình mới
Trong tình hình mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định: “...Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ và giữ gìn kỷ cương, phép nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội gắn với yêu cầu tăng cường sự đồng thuận xã hội”2. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục vận động các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng thông qua việc đóng góp ý kiến, kiến nghị, giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật. Chú trọng tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những nội dung liên quan đến nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên tăng cường công tác vận động nhân dân tham gia việc tổng kết về sự lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ 2006 - 2011, cùng với quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng. Sơ kết việc triển khai thí điểm nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư để triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc; nâng cao chất lượng việc tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến cho đảng viên ở các khu dân cư trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Phát huy vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước, xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh với tinh thần chủ động và tích cực hơn: tham gia và giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2011 bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật và bình đẳng giới; lựa chọn người có đủ đức, tài tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp. Mặt trận phối hợp hoạt động nâng cao chất lượng việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử; lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên các cấp; tổng kết 5 năm thực hiện pháp luật về Thanh tra nhân dân và Qui chế giám sát đầu tư của cộng đồng...
 Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hội viên, đoàn viên và nhân dân để nâng cao nhận thức về thực hiện quyền và trách nhiệm của công dân trong việc phát huy dân chủ, vừa bảo đảm quyền làm chủ, vừa bảo đảm kỷ cương, phép nước, mọi người sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, không để kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kích động, lôi kéo gây rối trật tự cộng cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phối hợp với Nhà nước tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới của Mặt trận. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật, nâng cao trách nhiệm của Mặt trận tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thực hiện vai trò đại diện của Mặt trận trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quan hệ giữa Đảng với nhân dân bao giờ cũng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thể hiện tập trung ở hoạt động của Nhà nước, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Để vươn lên xứng đáng với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, tăng cường sự phối hợp và thống nhất hành động của các tổ chức thành viên để vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra.
___________________________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội 2006, tr.124.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, Hà Nội 2010, tr.57, 58.
* ThS, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
 

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

MỘT SỐ NHÀ VĂN TUỔI MÙI



MỘT SỐ NHÀ VĂN TUỔI MÙI
Mai Băng Phương
Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15 tháng 2 năm Đinh Mùi 1907 tại làng Phú Thượng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. ông học chữ Hán, học trường Quốc học Huế và trường bảo hộ Hà Nội. Lúc còn học chữ Hán và học trường Quốc học ông đã làm thơ và viết văn. Thơ của ông đã đăng trên An Nam tạp chí, Phong Hóa Tràng An. Tác phẩm có: Huế đẹp và thơ (1939). ông mất năm 1967.
          Anh Thơ tên thật là Vương Kiều ân (Vương là họ cha, Kiều là họ mẹ), sinh tháng giêng năm Kỷ Mùi 1919 tại Ninh Giang, Hải Dương. Từ năm 1937 Anh Thơ đã có thơ đăng báo. Tập thơ đầu Bức tranh quê ( 1941 ) gồm 41 bài thơ là những cảnh nông thôn đợc sắp xếp theo trình tự bốn mùa và được miêu tả bằng sự quan sát khá tỉ mỉ, sắc nét, độc đáo và nhạy cảm. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Anh Thơ còn viết tiểu thuyết (Răng đen - 1943). Bà đã được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Tác phẩm có: Bức tranh quê (1941), Xa ( 1941) , Theo cánh chim câu ( 1960) , Đảo Ngọc ( 1963) , Hoa dứa trắng ( 1967), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977)...
          Nguyễn Bính thuở nhỏ tên Nguyễn Trọng Bính, thời gian ở Nam Bộ ông có tên là Nguyễn Bính Thuyết. ông sinh năm Kỷ Mùi 1919. Quê quân Vụ Bản, Nam Định. ông mồ côi mẹ từ lúc mới ba tháng tuổi. Thuở nhỏ, ông học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình. Nguyễn Bính làm thơ khá sớm, bài thơ được đăng đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 tập thơ Tâm hồn được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Tác phẩm của ông có: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, Mây Tần, Mười hai bến nước v.v... ông mất vào chiều ba mơi Tết năm ất Tỵ (20-1-1966) tại quê nhà.
          Huy Cận (Cù Huy Cận) sinh ngày 31 tháng 5 năm Kỷ Mùi 1919 tại Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Lúc nhỏ Huy Cận học ở rường tổng, sau vào Huế học thi đỗ tú tài Tây. Năm 1939 ra Hà Nội học Cao đẳng Nông Lâm. Cuối năm 1942 tham gia phong trào sinh viên yêu nước, tham gia thành lập Đảng Dân chủ, hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Tháng 8 1945 được dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào và được cử vào ủy ban Dân tộc Giải phóng. Được thay mặt chính phủ lâm thời vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông liên tục giữ chức thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng trong Chính phủ, Chủ tịch UBTQ liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam... Huy Cận làm thơ từ năm 1934. ông chịu nhiều ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp, thích thơ Đường và rất trân trọng vốn thơ ca dân tộc. Huy Cận tiếp thu ược những thành tựu của cạc nhà thơ mới lớp đầu và trở thành một trong những cây bút tiêu biểu cho giai đoạn phát triển mạnh nhất của phong trào thơ mới. Tác phẩm: Thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mơi (1968), hiến trường gần chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975) . . .
          Thôi Hữu tên thật là Nguyễn Đắc Giới, những ngày hoạt động bí mật có tên là Trần Văn Tấn, lấy bút danh là Tân Sắc, quê Bút Sơn Hoảng Hóa, Thanh Hóa. Thôi Hữu sinh năm Kỷ Mùi 1919, hy sinh năm 1950. Sau khi đỗ Thành chung ở quê, ông ào Huế học trớng Kỹ thuật thực hành và tham gia Đoàn thanh niên Cộng sản. Cuối năm 1943 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1944 ông bị bắt giam ở Hỏa Lò. Cùng với một số đồng chí khác, ông vượt ngục thành công và được cử vào Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công, ông công tác ở báo Sự thật. Năm 1946 ông áng lập tờ Thủ đô, tờ báo của các chiến sĩ mặt trận thủ đô ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Năm 1947 ông lên Việt Bắc ham gia làm báo Vệ quốc quân, tiền thân của báo Quân đội Nhân dân. Ngày 16 tháng 12 năm 1950 ông hy sinh khi đang trên đường đi công tác. . . Tác phẩm của ông có: Đi sâu vào đích, Tù binh đường số bốn (ký), Lên Cấm Sơn (thơ), Thơ văn Thôi Hữu (1984).
Hữu Loan (Nguyễn Hữu Loan) sinh năm Kỷ Mùi 1919 tại Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa. Tháng Tám năm 1945 ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Nga Sơn quê ông. Cuối năm 1945 ông làm Trưởng ty Tuyên truyền ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa. Từ đầu năm 1946 đến năm 1951 ông làm trưởng ban tuyên huấn Liên khu IV do tướng Nguyễn Sơn làm khu trưởng. ông tham gia làm báo Chiến sự báo Văn nghệ. Một số bài thơ tiêu biểu của ông: Đèo Cả, Màu tím hoa sim, Quách Xuân Kỳ, Những làng đi qua, Hoa Lúa
Mộng Huyền sinh năm Kỷ Mùi 1919 tại Huế.
"Thơ Mộng Huyền có đôi ba bài đã đến với tôi như một hơi gió hiền hòa. Tôi nghĩ đến hơi gió ngàn năm vẫn đìu hiu trên sôn gHương.
Trong lời thơ hiu hắt một linh hồn yểu điệu và buồn buồn, hay thương người mà cũng rất dễ thương. Nó không tràn ngập, không lấn át hồn ta. Nó chỉ nhẹ nhàng, chỉ âm thầm và e lệ... " (Hoài Thanh).
          Bùi Hiển sinh ngày 22 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919 tại làng Phú Nghiã Hạ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông sống ở Vinh, học đến lớp nhất thi vào trường huyện. Từ năm 1939 đến năm 1945 ông vừa dạy học tư, làm viên chức, vừa viết báo, viết văn. Nằm vạ là tác phẩm đầu tay của ông ra trên báo Ngày nay, tháng 9 năm 1940. Sau cách mạng tháng Tám 1945 ông làm trưởng ty Thông tin tỉnh Nghệ An, thường vụ Hột Văn nghệ liên khu Bốn. Năm 1954, ông làm phóng viên báo Nhân dân. Nằm 1972 ông làm Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn học. Tác phẩm tiêu biểu của ông: Nằm vạ (1941), ánh mắt (1961), Đường vui xứ bạn (1962), Đường lớn (1966), Người mẹ trẻ (1967), Hoa và thép (1972)...
(Trích báo Văn nghệ quân đội; số 567-568; trang 188-189)