Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

MỘT SỐ NHÀ VĂN TUỔI MÙI



MỘT SỐ NHÀ VĂN TUỔI MÙI
Mai Băng Phương
Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15 tháng 2 năm Đinh Mùi 1907 tại làng Phú Thượng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. ông học chữ Hán, học trường Quốc học Huế và trường bảo hộ Hà Nội. Lúc còn học chữ Hán và học trường Quốc học ông đã làm thơ và viết văn. Thơ của ông đã đăng trên An Nam tạp chí, Phong Hóa Tràng An. Tác phẩm có: Huế đẹp và thơ (1939). ông mất năm 1967.
          Anh Thơ tên thật là Vương Kiều ân (Vương là họ cha, Kiều là họ mẹ), sinh tháng giêng năm Kỷ Mùi 1919 tại Ninh Giang, Hải Dương. Từ năm 1937 Anh Thơ đã có thơ đăng báo. Tập thơ đầu Bức tranh quê ( 1941 ) gồm 41 bài thơ là những cảnh nông thôn đợc sắp xếp theo trình tự bốn mùa và được miêu tả bằng sự quan sát khá tỉ mỉ, sắc nét, độc đáo và nhạy cảm. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Anh Thơ còn viết tiểu thuyết (Răng đen - 1943). Bà đã được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Tác phẩm có: Bức tranh quê (1941), Xa ( 1941) , Theo cánh chim câu ( 1960) , Đảo Ngọc ( 1963) , Hoa dứa trắng ( 1967), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977)...
          Nguyễn Bính thuở nhỏ tên Nguyễn Trọng Bính, thời gian ở Nam Bộ ông có tên là Nguyễn Bính Thuyết. ông sinh năm Kỷ Mùi 1919. Quê quân Vụ Bản, Nam Định. ông mồ côi mẹ từ lúc mới ba tháng tuổi. Thuở nhỏ, ông học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình. Nguyễn Bính làm thơ khá sớm, bài thơ được đăng đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 tập thơ Tâm hồn được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Tác phẩm của ông có: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, Mây Tần, Mười hai bến nước v.v... ông mất vào chiều ba mơi Tết năm ất Tỵ (20-1-1966) tại quê nhà.
          Huy Cận (Cù Huy Cận) sinh ngày 31 tháng 5 năm Kỷ Mùi 1919 tại Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Lúc nhỏ Huy Cận học ở rường tổng, sau vào Huế học thi đỗ tú tài Tây. Năm 1939 ra Hà Nội học Cao đẳng Nông Lâm. Cuối năm 1942 tham gia phong trào sinh viên yêu nước, tham gia thành lập Đảng Dân chủ, hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Tháng 8 1945 được dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào và được cử vào ủy ban Dân tộc Giải phóng. Được thay mặt chính phủ lâm thời vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông liên tục giữ chức thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng trong Chính phủ, Chủ tịch UBTQ liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam... Huy Cận làm thơ từ năm 1934. ông chịu nhiều ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp, thích thơ Đường và rất trân trọng vốn thơ ca dân tộc. Huy Cận tiếp thu ược những thành tựu của cạc nhà thơ mới lớp đầu và trở thành một trong những cây bút tiêu biểu cho giai đoạn phát triển mạnh nhất của phong trào thơ mới. Tác phẩm: Thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mơi (1968), hiến trường gần chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975) . . .
          Thôi Hữu tên thật là Nguyễn Đắc Giới, những ngày hoạt động bí mật có tên là Trần Văn Tấn, lấy bút danh là Tân Sắc, quê Bút Sơn Hoảng Hóa, Thanh Hóa. Thôi Hữu sinh năm Kỷ Mùi 1919, hy sinh năm 1950. Sau khi đỗ Thành chung ở quê, ông ào Huế học trớng Kỹ thuật thực hành và tham gia Đoàn thanh niên Cộng sản. Cuối năm 1943 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1944 ông bị bắt giam ở Hỏa Lò. Cùng với một số đồng chí khác, ông vượt ngục thành công và được cử vào Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công, ông công tác ở báo Sự thật. Năm 1946 ông áng lập tờ Thủ đô, tờ báo của các chiến sĩ mặt trận thủ đô ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Năm 1947 ông lên Việt Bắc ham gia làm báo Vệ quốc quân, tiền thân của báo Quân đội Nhân dân. Ngày 16 tháng 12 năm 1950 ông hy sinh khi đang trên đường đi công tác. . . Tác phẩm của ông có: Đi sâu vào đích, Tù binh đường số bốn (ký), Lên Cấm Sơn (thơ), Thơ văn Thôi Hữu (1984).
Hữu Loan (Nguyễn Hữu Loan) sinh năm Kỷ Mùi 1919 tại Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa. Tháng Tám năm 1945 ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Nga Sơn quê ông. Cuối năm 1945 ông làm Trưởng ty Tuyên truyền ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa. Từ đầu năm 1946 đến năm 1951 ông làm trưởng ban tuyên huấn Liên khu IV do tướng Nguyễn Sơn làm khu trưởng. ông tham gia làm báo Chiến sự báo Văn nghệ. Một số bài thơ tiêu biểu của ông: Đèo Cả, Màu tím hoa sim, Quách Xuân Kỳ, Những làng đi qua, Hoa Lúa
Mộng Huyền sinh năm Kỷ Mùi 1919 tại Huế.
"Thơ Mộng Huyền có đôi ba bài đã đến với tôi như một hơi gió hiền hòa. Tôi nghĩ đến hơi gió ngàn năm vẫn đìu hiu trên sôn gHương.
Trong lời thơ hiu hắt một linh hồn yểu điệu và buồn buồn, hay thương người mà cũng rất dễ thương. Nó không tràn ngập, không lấn át hồn ta. Nó chỉ nhẹ nhàng, chỉ âm thầm và e lệ... " (Hoài Thanh).
          Bùi Hiển sinh ngày 22 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919 tại làng Phú Nghiã Hạ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông sống ở Vinh, học đến lớp nhất thi vào trường huyện. Từ năm 1939 đến năm 1945 ông vừa dạy học tư, làm viên chức, vừa viết báo, viết văn. Nằm vạ là tác phẩm đầu tay của ông ra trên báo Ngày nay, tháng 9 năm 1940. Sau cách mạng tháng Tám 1945 ông làm trưởng ty Thông tin tỉnh Nghệ An, thường vụ Hột Văn nghệ liên khu Bốn. Năm 1954, ông làm phóng viên báo Nhân dân. Nằm 1972 ông làm Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn học. Tác phẩm tiêu biểu của ông: Nằm vạ (1941), ánh mắt (1961), Đường vui xứ bạn (1962), Đường lớn (1966), Người mẹ trẻ (1967), Hoa và thép (1972)...
(Trích báo Văn nghệ quân đội; số 567-568; trang 188-189)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét