Nam Trân

Nam Trân

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Trước chùa Thiên Mụ



Trước chùa Thiên Mụ

(Phỏng theo điệu bài Đằng Vương Các của Vương Bột)

Êm êm dòng nước Hương Giang chảy,
Xúm xít thuyền con chỗ ba, bảy.
Tiếng hát ngư ông đẫm bóng cây
Như luồng khói nhẹ, lên, lên mãi.
Tháp cao dòm nước: vết meo trôi.
Đồi thấp sừng trăng dõi dõi soi.
Mờ ớ, xa xa gà gáy sáng...
Trong chùa cảnh cảnh tiếng chuông hồi.


Huế, Đẹp và Thơ

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ


Giới thiệu bài thơ: Đằng Vương Các của Vương Bột
Đằng Vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Hoạ đống triệu phi Nam Phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỉ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.


Dịch thơ : Tương Như (Tức Nam Trân)

Gác Đằng cao ngất bãi sông thu
Ngọc múa vàng reo, nay thấy đâu ?
Nam Phố mây mai quanh nóc vẽ
Tây Sơn mưa tối cuốn rèm châu
Đầm nước mây vờn, ngày tháng trôi
Mấy phen vật đổi với sao dời
Đằng Vương thủa trước giờ đâu tá ?
Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài .


Về nhà thơ Vương Bột và bài thơ Đằng Vương các
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.

Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).

Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hồng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là Đằng Vương các. Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa tiệc.

Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc.

Thấy Vương Bột, viên Đô Đốc họ Diêm khinh là con nít, miễn cưỡng cấp giấy bút. Nhưng cho người đứng bên cạnh Vương, hễ Vương viết được câu nào thì chép lại cho ông xem.

Mới đọc hàng đầu, họ Diêm đã ngạc nhiên vì lời già giặn. Đến câu:

Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc


Nghĩa:

Ráng chiều với cò lẻ cùng bay,
Nước thu cùng trời dài một sắc

thì ông vô cùng khâm phục.

Bài của họ Vương đặc sắc hơn tất cả. Từ đó, danh càng vang dậy khắp nơi.

Bài phú Đằng Vương các viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì cực đẹp nên rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.

Cuối bài thơ, có 8 câu tuyệt diệu, nhất là 4 câu cuối:

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di, không độ thu?
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.


Nghĩa:

Đầm chiếu mây bay, trời lửng lơ,
Sao dời vật đổi, mấy thu rồi.
Con vua trong gác nào đâu nhỉ?
Dòng nước ngoài hiên vẫn tự trôi.


Nhưng người có tài như thế mà mạng yểụ Nhân khi đi thăm cha làm quan ở Giao Chỉ, Vương bị đắm thuyền, chết ở giữa biển giữa 29 xuân xanh.

Tương truyền rằng hai câu thơ:

Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc.


tuyệt diệu như thế mà có người cho Vương Bột còn dốt, nhưng không chỉ dốt chỗ nàọ Vì thế khi chết, hồn còn uất ức nên trong đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi bể, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm nga hai câu thơ trên và hỏi dốt chỗ nào, xin chỉ giúp. Nhưng ai nấy đều khen haỵ Hồn Vương không bằng lòng, cho rằng sĩ tử kia còn dốt, thi khoa này không thể đậu. Quả thật như thế.

Rồi, cũng từ đó, giọng ngâm hai câu thơ kia vẫn còn văng vẳng bi ai theo hình bóng họ Vương thơ thẩn, dật dờ trên bãi biển.

Nhưng một hôm có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn Vương hiện hình níu lại hỏi, thì chàng văn nhân ấy cười bảo:
- Hai câu thơ ấy không phải sai nhưng nhà ngươi còn dốt thật. Đã bao năm có tiếng là tứ kiệt Sơ Đường mà không nhận biết được cái dốt của mình trong hai câu thơ ấy ư?

Nói xong dứt áo ra đị Vương tha thiết yêu cầu giải thích. Khách không phụ lòng, nên bảo:
- Hai câu thơ thừa chữ "dữ" và chữ "cộng". Nếu bỏ hai chữ thì thật tuyệt, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:

Lạc hà cô vụ tề phi,
Thu thủy tràng thiên nhất sắc.


Vương Bột nhận ra, quả còn dốt thật, mới bái tạ lãnh lời chỉ giáo.

Từ đó, trong đêm khuya thanh vắng, trên bãi biển không còn hình bóng của nhà thơ tài danh trẻ tuổi hiện ra nữạ Và giọng ngâm hai câu thơ bất hủ bi ai, não ruột kia cũng chìm mất trong không gian cao rộng, mịt mờ. Đây là một câu chuyện hoang đường.

Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Đằng Vương các làm cho Vương nổi tiếng tài danh, nên cổ thi có câu: "Thời lai, phong tống Đằng Vương các" (Thời tới thì gió đưa đến Đằng Vương) để chỉ sự may mắn của kẻ gặp thời. Những từ ngữ: "duyên Đằng", "gió đưa Đằng các" đều có ý nghĩa như thế.

Trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du có câu: "Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa" là do điển tích trên.

Về gác Đằng Vương ở Nam Xương
Vùng Giang Nam Trung Quốc có 3 Đại danh lầu , đó là Đằng Vương các ở Giang Tây, Nhạc Dương lầuHồ Nam, Hoàng Hạc lầuHồ Bắc.
Đằng Vương các Giang Tây trong bài thơ của Vương Bột nằm ở phía tây bắc Tp.Nam Xương, bờ đông sông Cám Giang. Được Lý Nguyên Anh (con trai của Đường Cao Tổ Lý Uyên, em của Đường Thái Tông Lý Thế Dân) cho xây dựng vào năm Vĩnh Huy thứ 4 (năm 653) thời nhà Đường. Năm 652 Lý Nguyên Anh được điều đến Tô Châu để nhậm chức thứ sử, ông sai đô đốc Hồng Châu xây dựng các này để làm chỗ ở. Do Lý Nguyên Anh được phong là "Đằng Vương", nên các này gọi là Đằng Vương các. Khoảng 20 năm sau, đô đốc Hồng Châu khi đó là Diêm Công cho trùng tu. Sau khi hoàn thành công việc, ông cho mời các văn sĩ đến sáng tác thơ văn để ghi nhớ, Vương Bột đã sáng tác bài Đằng Vương các và nó đã trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng trong thơ ca Trung Hoa thời kỳ nhà Đường.
Sau này, qua các thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh thì Đằng Vương các cũng lần lượt trải qua nhiều thời kỳ thịnh suy, trước sau tổng cộng 28 lần trùng tu, các công trình kiến trúc đã bị thay đổi nhiều. Lần trùng tu cuối cùng diễn ra vào khoảng niên hiệu Đồng Trị (1862-1875) nhà Thanh. Giai đoạn 1926-1929, Đằng Vương các bị phá hủy do chiến tranh. 50 năm sau, nó lại được trùng tu một lần nữa.
Đằng Vương các hiện tại là phiên bản trùng tu lần thứ 29. Ngày 8 tháng 10 năm 1989 công việc trùng tu hoàn thành với kiến trúc mô phỏng theo kiểu kiến trúc thời nhà Tống, nó cao 57,5 m với 5 tầng và 9 lớp mái, sử dụng kiểu "minh tam ám thất" (ba sáng bảy tối) trong xây dựng lầu, gác của thời Tống. Mỗi tầng đều có hành lang để quan sát phong cảnh Cám Giang. Hai phía nam, bắc có các đình là "Áp Giang đình" và "Ấp Thúy đình". Tổng diện tích xây dựng là 13.000 m² trên diện tích tổng cộng 47.000 m².
Tầng một của Đằng Vương các cao 12 m. Tại lối vào có hai hàng chữ viết của Mao Trạch Đông chép lại câu thơ của Vương Bột
"Lạc hà dữ cô vụ tề phi / Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”
( tạm dịch: Ráng chiều với cánh vịt trời cô đơn cùng bay, nước thu trộn lẫn bầu trời xa một sắc )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét