Nam Trân

Nam Trân

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Vài nét về Nam Trân



Nam Trân (1907-1967), chính tên là Nguyễn Học Sỹ, sinh ngày 15-2-1907 ở làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam). Học chữ Hán đến năm 12 tuổi và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau học trường quốc học Huế, trường Bảo Hộ Hà Nội. Có bằng Tú tài bản xứ. Làm: Tham tá toà khâm sứ Huế, sau đó làm Tá lý Bộ lại (tòng tam phẩm), Thị lang Bộ lại (chánh tam phẩm) và án sát tỉnh Bình Định.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến, công tác ở Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Đại Lộc, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, rồi làm chánh văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chánh liên khu Việt Nam 1954 ông tập kết ra Bắc, công tác ở Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông là một trong số 25 hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam . Năm 1959 công tác tại viện Văn học, chuyên về dịch thuật. Ông cũng là một trong những cán bộ giảng dạy lớp đại học Hán Nôm đầu tiên ở miền Bắc, do ủy ban khoa học xã hội Việt Nam tổ chức. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

Ông mất ngày 21-12-1967 tại Hà Nội, thọ 60 tuổi.


Đã đăng thơ trên các báo và tạp chí: Nam Phong, Tạp chí Văn học, Sa Đéc, An Nam tạp chí, Phong hoá, Tràng An, Tân tiến...

Các tác phẩm: Huế, đẹp và thơ (1939), Ca dao thi đua, Vườn hạnh phúc (thơ).

Là người dịch bản "Ngục trung nhật ký" (xuất bản lần đầu năm 1960).

Cùng dịch với nhiều tác giả: Thơ Đường I và II (Giới thiệu và dịch với các bút danh: Nam Trân, Tương Như, NT, NTr), Thơ Tống, Thơ và từ của Mao Trạch Đông, Thơ văn Lý Trần, Thơ Quách Mạt Nhược, Người Xô Viết chúng tôi,...
 

Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi ca lại tầm thường thế? Có lẽ cảnh Huế huyền diệu, quá mơ màng khồn biết tả thế nào cho thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, Người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn đó là khí vị riêng của của xứ này và lòng người ta không đủ thản nhiên để ghi lấy hình sắc riêng của mỗi vật. Kể có ít câu của Thu Hồng và hai câu này của Quỳnh Giao cũng được:

Một hàng tôn nữ cười trong nón,
Sông mở lòng ra đón bóng yêu.

Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân. Nam Trân không rơi vào khuôn sáo là vì người không mơ màng cũng không buồn vơ vẩn. Ở Huế mà ghét Nam Ai, nội chừng ấy cũng đã lạ. Người chỉ thản nhiên nhìn cảnh vật chung quanh và ghi lại những nét già dặn.

Thơ Nam Trân thường mỗi bài là một bức tranh nhỏ trong ấy thế nào cũng có ít điều nhận xét đặc sắc. Thỉnh thoảng người cũng ghép vào trong cảnh một ít tình. Nhưng đầu người có nói đến tình yêu, lời thơ vẫn mực thước, vẫn không mất vẻ thiên nhiên. Điều ấy thấy ngay ở bài đầu quyển "Huế, Đẹp và Thơ": một mẩu cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần nhịp nhàng và lặng lẽ như giòng Hương Thuỷ trong veo. "Sóng lòng" thi nhân có xao động cũng chỉ trong khoảng khắc nhưng mặt nước sông kia mà thôi. ý thơ nhẹ nhàng, điệu thơ uyển chuyển. Ta nên để ý bài thơ này sáu câu trên thất ngôn mà bốn cau dưới lục bát. Thất ngôn tả vẻ thản nhiên của người đẹp, lục bát tả chút xao động trong lòng người thơ. một cảnh hai tình, nên thơ cũng một bài hai điệu.

Về âm điệu, thơ Nam Trân thực dồi dào. Thi nhân không theo điệu nào nhất định. Trước mỗi cảnh, mỗi tình, người lại cố tạo ra một điệu thơ thích hợp. Câu thơ luôn luôn biến hoá: số chữ thay đổi từ một đến mười. Điệu thơ đó là điều tối quan hệ với Nam Trân; người luôn luôn tìm kiếm, vì người nghĩ rằng chỉ có người mới chịu nằm hoài trong một khuôn khổ.

Những điệu thơ cũng như ý thơ, ở Nam Trân, đều là kết quả của sự đắn đo kỹ lưỡng, sự suy tính siêng năng. Nam Trân luôn luôn tự chủ ngòi bút của mình một cách chắc chắn, không bao giờ phóng cho nó đi theo những nhạc điệu âm thầm một đôi khi vẫn thao thức trong lòng ta.

Cho nên muốn thưởng thức thơ Nam Trân ta cũng phải luyện lây tâm trí cho bình thản. Hãy xếp thơ Nam Trân lại những lúc lòng ta có chuyện xôn xao.

Lối thơ tả chân vốn xưa ta không có. đây đó rải rác cũng nhặt được đôi câu, nhưng đến Nam Trân mới biệt thành một lối. Nam Trân đã tìm ra được một khoảnh đất mới và ở đó người ta đã dựng nên - ý chừng để sát nhập làng thơ Việt - cái cảnh núi Ngự sông Hương.

Thiết tưởng vị tình láng giềng đất Quảng Nam không thể gửi ra xứ Huế món quà nào quý hơn nữa: lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ.


Thời gian ở Huế Nam Trân sống tại 57 Đập Đá.
 Thời gian ở Hà Nội Nam Trân sống tại 17 Trần Hưng Đạo




Huế đẹp, Huế thơ

Vài nét về Nam Trân Giới thiệu Nam Trân trong cuốn sách: Thi nhân Việt Nam hiện đại  Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)  Người phát hiện ra Huế đẹp và thơ

01 Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông 02 Sóng bạc tình 03 Vườn cau Nam Phổ 04 Huế, ngày hè 05 Huế, đêm hè 06 Huế, mưa dầm 07 Núi Ngự, sông Hương 08 Trước chùa Thiên Mụ 09 Cánh cửa  10 Mùa đông, cánh đồng An Cựu  11 Khiêu vũ 1935 12 Ngại ngùng khi bước chân ra 13 Trên núi Ngự 14 Giận khúc Nam ai  15 Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn 16 Tiếng chuông Diệu Đế 17 Khoá xuân 18 Hái hoa hồng 19 Liên tưởng 20 Nụ cười giai nhân 21Sơn còn ướt 22Cảnh quê 23Hà Nội, mưa phùn 24Nắng thu 25 Điếu thuốc cháy suông 26Anh chài tự đắc 27 Bài hát của đại phi công 28 Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ 29 Một câu thơ của ông Tú Mỡ 30 Bỏ quách lối thơ xưa  31 Eng 32 Gặp khách đong đưa 33 Cầu bạn 34 Đời người 35 Tôi và Ta 36 Chôn hoa 37Sầm Sơn trường hận

Chùm thơ cho tuổi nhỏ Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học  Nhà văn Phan Thao lấy vợ Tế Hanh và câu chuyện tình của Phan Thao Dấu ấn văn học kháng chiến Liên khu V

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp Tranh co dong - chien tranh 1 Tranh cổ động về cuộc chiến tranh Tranh cổ động lao động - sản xuất Tranh cổ động về lãnh tụ Tranh cổ động tổng hợp Đinh Bộ Lĩnh - Cờ lau dựng nước Tranh cổ động thời kháng chiến chống Pháp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?