Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở BÌNH THUẬN:



VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở BÌNH THUẬN:

Để làm rõ sự đóng góp của văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận không thể bỏ qua yếu tố địa lý tương đối đặc biệt của chiến trường khu VI nói chung và Cực Nam Trung bộ nói riêng. Là chiến trường ở rất xa Trung ương, mọi liên lạc với vùng tự do Liên khu V không mấy dễ dàng; việc trao đổi, giao lưu văn hóa với Nam Bộ gặp nhiều cách trở nên ngay từ cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào văn hóa văn nghệ ở Bình Thuận kể cả các hoạt động sáng tác văn học mang đậm tính chất quần chúng và tự phát. Đây là đặc điểm không thể bỏ qua khi nghiên cứu văn học Bình Thuận ở giai đoạn này.

Về mặt tổ chức, Liên đoàn văn hóa kháng chiến miền Nam Trung bộ được thành lập năm 1948 do họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung làm Chủ tịch. Đầu năm 1949 Đại hội văn hóa kháng chiến miền Nam Trung bộ họp tại Bồng Sơn (Bình Định) để bầu ra Ban đại diện văn hóa kháng chiến Liên khu V nhằm thay thế cho Liên đoàn văn hóa kháng chiến cũ do nhà thơ Nam Trân làm Trưởng ban; nhà nghiên cứu - phê bình - dịch thuật Phan Thao làm Tổng thư ký. Theo mô hình tổ chức lúc bấy giờ, dưới Ban đại diện văn hóa có các Đoàn hội họa, Đoàn âm nhạc, Đoàn giáo dục.v.v…Riêng ở lĩnh vực văn nghệ, các Đoàn gộp lại thành Chi hội Văn nghệ Liên khu V. Ngoài Chi hội văn nghệ ở Liên khu, các tỉnh ở Nam Trung Bộ đều có phân hội văn nghệ kháng chiến tỉnh. Riêng ở Bình Thuận, năm 1949-1950 khi nhà thơ Tế Hanh từ khu V đi vào chiến trường miền Nam mới bàn đến việc tập hợp lực lượng hoạt động văn nghệ ở địa phương. Năm 1950, Minh Quốc - một cán bộ có tham gia văn nghệ ở cực Nam - được mời dự trại văn nghệ ở Thiết Đính, Bồng Sơn (Liên khu V), khi trở về có tổ chức báo cáo lại trong cuộc họp mặt văn nghệ Bình Thuận ở Triền (thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận nay là huyện Hàm Thuận Bắc).
Đầu năm 1951, được sự ủy nhiệm của Ban Đại diện Văn hóa Liên khu V, Ban vận động thành lập Chi hội Văn nghệ Bình Thuận ra đời và lập tức ban hành “Hiệu triệu”, trong đó có đoạn viết: “…Sau 05 năm kháng địch, đồng bào trong tỉnh đã hăm hở thưởng thức và bắt đầu sáng tác văn nghệ giết giặc. Phong trào văn nghệ quần chúng đương lên. Văn nghệ sĩ phải kịp thời đứng ra hướng dẫn nhân dân và cùng nhân dân chiến đấu trên trận tuyến văn hóa…các văn nghệ sĩ cần tập hợp lại…”. Ban vận động này tồn tại và hoạt động cho đến năm 1954 - khi Hiệp định Genève được ký kết.

Tại chiến khu Bình Thuận, nhà thơ Tế Hanh đã viết nên những vần thơ chân chất mà chứa chan tình cảm, bày tỏ tấm lòng kiên trung của quân dân Bình Thuận đối với Bác Hồ kính yêu - vị cha già dân tộc - linh hồn của cuộc kháng chiến:

Bao nhiêu nỗi nhớ người dân Việt
Sâu thẳm nào hơn nhớ Bác Hồ?
Từ thuở lòng chia khu kháng chiến
Nhớ người chung với nhớ Thủ đô.
NHỚ BÁC HỒ
(Chiến khu Bình Thuận 1949-1950)

Trên dải đất miền Trung từ việc hình thành các khu kháng chiến đã dần dần hình thành lực lượng sáng tác văn nghệ, phát triển theo phương hướng dân tộc, hiện thực, nhân dân. Theo phương hướng này, văn nghệ sĩ tự nguyện nhập thân vào cuộc sống sôi động của mọi tầng lớp nhân dân, dùng tác phẩm văn, thơ của mình như một thứ vũ khí trực tiếp phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng với phương châm “kháng chiến hóa văn hóa” và “văn hóa hóa kháng chiến”.

So với chiến trường khu V thì hoạt động văn học ở chiến trường Bình Thuận Cực Nam có nhiều khó khăn hơn, địa phương phải tự tổ chức lấy đời sống văn hóa sao cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ. Do đó trong bối cảnh vừa làm vừa học bước đầu tất yếu không tránh khỏi sự non yếu, giản đơn, sơ lược. Sự giao lưu, trao đổi sáng tác, thông tin về tình hình văn học nghệ thuật giữa các khu kháng chiến hết sức hạn chế và cách bức cũng là một nguyên nhân khách quan làm cho đời sống văn học ở Bình Thuận giai đoạn này chưa được phong phú. Chính vì thế, hoạt động văn học trong thời kỳ này đôi khi còn bao gồm cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng với các thể tài cơ động, gọn nhẹ như thơ ca, hò vè được sáng tác ngay tại chỗ để tuyên truyền cho một chủ trương, chính sách cụ thể nào đó. Lực lượng tham gia sáng tác cũng hết sức đa dạng, có cả cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Đây là đặc điểm nổi bật trong hoạt động văn học nghệ thuật của Bình Thuận giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Viết thế nào để quần chúng nhân dân hiểu được và thông qua việc phục vụ nhân dân ở cơ sở mà văn nghệ sĩ học tập “lời ăn, tiếng nói” giản dị, chân chất của quần chúng để đưa vào tác phẩm của mình. Quần chúng nhân dân là đối tượng phục vụ đồng thời là thước đo giá trị thực tế của từng tác phẩm văn học.

Bài thơ chiến sĩ dưới đây ghi lại một cách chân phương cảnh đổ nát, hoang tàn trong trận càn năm 1947 của giặc Pháp vào La Gàn - Bình Thạnh:


Lửa đất vườn hoang, chuối xác xơ
Cô thôn nằm chết tự bao giờ
Trăng lạnh lùng soi, hiên vắng vẻ…
Gió buồn ôm hận, cảnh trong mơ…


Máu ai loang đổ ngoài góc hẻm
Xương ai khô trắng cạnh tường xiêu
Thịt ai cháy khét bên bụi xém
Hồn ai than ngõ lạnh cô liêu…!

Khách xa dừng lại bên đường vắng
Nỗi đau không nói hết lòng thương
Nhắn ai mài kiếm trong đêm lạnh
Nhớ giữ giùm nhau một lưỡi gươm…

Về văn xuôi, có lẽ “ĐƯỜNG VỀ Ô RÔ” của Phạm Khánh Cao là tác phẩm duy nhất viết về những ngày kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận với nguồn tư liệu sống khá phong phú. Là một người trong cuộc nên tác giả đã gợi lên được không khí kháng chiến của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng cực Nam Trung bộ. Đặc biệt là mối quan hệ keo sơn, gắn bó giữa hai dân tộc Kinh và Chăm trên trận tuyến đánh đuổi quân Pháp xâm lược.

Trong thời gian này, ở vùng tạm chiếm có trường hợp khá đặc biệt của nhà văn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Ngu Í, tên thật là Nguyễn Hữu Ngư sinh ngày 20/4/1921, tại làng Tâm Tân, huyện Hàm Tân ( nay thuộc địa bàn thị xã LaGi), tỉnh Bình Thuận trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Năm 1942, ông cộng tác với Nam kỳ tuần báo của Hồ Biểu Chánh, làm phụ tá thư ký tòa soạn tuần báo Thanh niên của Huỳnh Tấn Phát, tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ, Thanh niên tiền phong ở Sài Gòn. Cách mạng Tháng Tám ông về quê Tam Tân giữ chức Thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng xã Tam Tân, huyện Hàm Tân. Ông bị bệnh điên, tái đi tái lại nhiều lần và mất tại Sài Gòn ngày 18.2.1979. Nguyễn Ngu Í viết khá nhiều thể loại: Văn học, lịch sử, chính trị…Các tác phẩm chính của ông chủ yếu xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1956-1970 gồm có: Khi người chết có mặt (tập truyện), Sống và Viết (tập hợp những bài phỏng vấn văn học), Hồ Thơm Nguyễn Huệ - Quang Trung (tiểu luận), Suối bùn reo (phiếm luận viết chung với Thoại Nguyên).

Nhà văn, nhà thơ Vũ Anh Khanh tên thật là Võ Văn Khánh, quê ở Mũi Né (lúc bấy giờ thuộc địa phận huyện Hàm Thuận, nay thuộc thành phố Phan Thiết). Trước năm 1945 ông hoạt động văn học và khẳng định tên tuổi tại Sài Gòn cùng với các nhà văn, nhà báo yêu nước cùng thời như Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà. Tác phẩm của ông phần lớn được xuất bản trong năm 1949 với số lượng phát hành khá lớn so với thời điểm lúc bấy giờ. Về văn xuôi có thể kể những tác phẩm tiêu biểu như:

- Cây ná trắc (truyện dài - NXB Tân Việt - Sài Gòn - 1947).
- Sông máu (tập truyện ngắn - NXB Tiếng Chuông - Sài Gòn - 1949).
- Đầm Ô Rô (tập truyện ngắn - NXB Tiếng Chuông - Sài Gòn - 1949).
- Bên kia sông (NXB Tân Việt Nam - Sài Gòn - 1949).
- Nửa bồ xương khô (truyện dài - NXB Tân Việt - Sài Gòn - 1949).
- Bạc Xỉu Lìn (truyện dài - NXB Tiếng Chuông - Sài Gòn - 1949).

Về thơ, ông có trường ca “Chiến sĩ hành” và “Tha La”. Toàn bộ tác phẩm của ông đều ẩn chứa tinh thần yêu nước nồng nàn, mặc dù nó được in ấn và phổ biến giữa lòng đô thị Sài Gòn. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc tiếp tục hoạt động văn học, được tham dự Hội nghị văn học quốc tế Á Phi ở Ấn Độ, rồi sau đó mất ở Quảng Trị năm 1956.

Như vậy, văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận tuy hãy còn tản mạn cả về đội ngũ tác giả cũng như khối lượng tác phẩm nhưng cũng đã manh nha những đường nét chủ đạo để từ đó giúp chúng ta hình dung một cách khái quát diện mạo của nó.


* *
*
Sẽ rất thiếu sót nếu nhắc đến văn học Bình Thuận thời chống Pháp mà bỏ qua những tác phẩm do cán bộ, chiến sĩ nhân dân sáng tác tại chỗ, phục vụ kịp thời cho những chủ trương của Đảng lúc bấy giờ. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên công việc sưu tầm, tập hợp các tác phẩm nói trên chưa được thực hiện một cách đầy đủ.

Mặc dù vậy, văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận (kể cả những tác phẩm có nội dung yêu nước, tiến bộ trong vùng tạm chiếm) cũng đã đóng góp phần khiêm tốn của mình vào thành tựu văn học chung của dải đất miền Trung, tạo tiền đề cho hoạt động văn học trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiếp tục nảy nở và phát triển.

ĐỖ QUANG VINH


Huế đẹp, Huế thơ


Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ

Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét