Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Nam Trân với Huế



Nam Trân với Huế

Nguyễn Khắc Phê
(Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất nhà thơ Nam Trân)

Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/2/1907, mất ngày 21/12/1967 là người quê Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng tên tuổi ông gắn bó với Huế hơn nửa thế kỷ nay không chỉ vì ông từng là học sinh Trường Quốc học Huế và sau khi đỗ tú tài làm tham tá tòa Khâm sứ Huế, mà chủ yếu vì tập thơ đầu tay "Huế Đẹp và Thơ" đã được các tác giả "Thi nhân Việt Nam" trân trọng đánh giá: "...tả cảnh Huế chưa ai bằng được Nam Trân."

"Huế Đẹp và Thơ" xuất bản năm 1939, gồm gần 40 bài thơ, phần lớn là những bài viết về con người và cảnh vật xứ Huế: Cô gái Kim Luông, Vườn cau Nam Phổ, Huế mưa dầm, Núi Ngự sông Hương,Trước chùa Thiên Mụ, Mùa đông cánh đồng An Cựu...Đầu đề các bài thơ và tên bạn bè mà tác giả ghi tặng - những học giả, văn nghệ sĩ lừng danh như Nguyễn Tiến Lãng, Đào Duy Anh, Tạ Quang Bửu, Thế Lữ, Nguyễn Lân, Phan Khôi, Đào Đăng Vỹ, Đoàn Phú Tứ..., gợi chúng ta nhớ đến Huế một thời là nơi thu hút, đào luyện nhân tài. Có thể nói đây cũng là một vẻ đẹp của Huế. Chính từ vẻ đẹp này, một tài thơ xứ Quảng đã thành của Huế, đã tôn vinh Huế bằng nghệ thuật thơ "biệt thành một lối" - như nhà phê bình Hoài Thanh đã ghi nhận.  

Quả thực, "Huế Đẹp và Thơ" rất phong phú về giọng điệu, chứng tỏ tác giả đã thật công phu tìm tòi sáng tạo để hình thức thơ diễn đạt những điều muốn nói một cách có hiệu quả nhất. Bài "Đẹp và Thơ" (hoặc là "Cô gái Kim Luông"), mấy câu đầu, ông dùng thể "thất ngôn" để tả vẻ đẹp bên ngoài một cách khách quan:

Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo
Thuyền qua đến bến cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo.

Bốn câu cuối bài, điệu thơ lục bát thật hợp với sự xao lòng của nhà thơ:

Đăm đăm mỏi mắt vì chèo
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng
Biết không?Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao!

Trong bài "Mùa đông cánh đồng An Cựu", những câu thơ chỉ một hai chữ như là những nốt lặng buồn:

Như lá bàng
Rụng.
Ôi! Đìu hiu
Cảnh chiều
Đông!
Ruộng ngập: mênh mông
Nước phẳng.
Cò bay, yên lặng,
Quang đồng.

Thơ Nam Trân trung thực với lòng mình, không chiều theo khuôn mẫu nào, khi cần ông dám viết những điều làm người khác bất bình. Đó là khi ông viết "Giận khúc Nam Ai". "Ở Huế mà ghét Nam Ai, nội chừng ấy vẫn đã lạ." ("Thi nhân Việt Nam") Nhưng đọc thơ, ta hiểu ông:

Đừng kể nữa những mảnh tình tan tác.
Hãy đứng lên, Nhạc sĩ, với tôi, đi!
Tôi ghét anh mê giọng hát sầu bi
Và tung mãi tâm hồn thừa trụy lạc

Hãy đứng dậy! Vứt chiếc cầm ảo não!
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng...

Bài thơ báo hiệu sự chuyển mình của nhà thơ và cũng là sự chuyển mình của Huế trước khi cách mạng bùng nổ. Quả nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông đã sớm tham gia vào công cuộc kháng chiến, giữ nhiều chức vụ ở Quảng Nam và Liên khu V. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tiếp tục sự nghiệp văn học bằng những công trình dịch thuật nhiều tác phẩm lớn, trong đó có tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai tập "Thơ Đường". Nhờ học vấn uyên thâm kết hợp với tài thơ sẵn có, cho đến nay, nhiều bài thơ dịch từ chữ Hán của ông vẫn là mẫu mực chưa ai vượt qua, nên đã được dùng trong nhiều sách giáo khoa. Ví như bài thơ "Ngắm trăng" ("Nhật ký trong tù") mà nhiều người biết là bản dịch của Nam Trân:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Trân trọng những đóng góp về nhiều mặt của nhà thơ-dịch giả Nam Trân, tháng 10/1997, lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất của ông đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Có một chi tiết, với riêng Huế, kể cũng là điều đáng kể: Từ một năm trước, chuẩn bị tái bản tập thơ "Huế, Đẹp và Thơ" vào dịp kỷ niệm, nhưng gia đình nhà thơ Nam Trân không tìm đâu ra bản in ngày trước; cho đến lúc chị Nguyễn Thị Lệ - em gái nhà thơ, một cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế viết thư cho tôi và tôi đã nhờ anh Hồ Tấn Phan tìm được tập thơ in lần đầu. Nhờ đó, "Huế, Đẹp và Thơ" đã được tái bản rất đẹp với trang bìa màu tím Huế, kịp đến với bạn đọc cả nước đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Nam Trân.

Huế, Tháng 12/1997
(Báo "Thừa Thiên - Huế", Tháng 12/1997)



Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ

Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học

 

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét