Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Dấu ấn văn học kháng chiến Liên khu V



Dấu ấn văn học kháng chiến Liên khu V

Trong giai đoạn 1945-1954, văn học Liên khu V gặt hái không ít thành tựu. Đáng chú ý là không ít dấu mốc của văn học Liên khu V lại gắn với mảnh đất Bình Định - vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ kháng chiến Nam Trung Bộ”.

Những dấu mốc lịch sử
Sau một thời gian chuẩn bị, mùa thu năm 1948, Đại hội thành lập Liên đoàn Văn hóa Kháng chiến Liên khu V tổ chức tại Tam Quan (Hoài Nhơn). Nhà thơ Phạm Hổ nhớ lại: “Chúng tôi đến, thị trấn vẫn còn nhà cháy, ga xe lửa đổ nát, đường sắt oằn cong, rừng dừa xơ xác”. Tại Đại hội này, đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Chính phủ tại Nam Trung Bộ, đã đến dự và căn dặn anh chị em làm văn nghệ phải bám sát đời sống của nhân dân, phục vụ cho thắng cuộc cuộc kháng chiến. Đại hội đã bầu họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Chủ tịch. 



Một tiết mục văn nghệ của Đoàn văn công giải phóng Liên khu V.

Sau đó, đầu năm 1949, Đại hội Văn nghệ kháng chiến miền Nam Trung Bộ lại họp tại Bồng Sơn, với sự tham gia của đông đủ các anh chị em làm văn nghệ thuộc các ngành và các bộ môn ở các tỉnh tham dự. Đại hội bầu ra BCH Đại diện Văn hóa Kháng chiến Liên khu V do nhà thơ Nam Trân làm Chủ tịch, nhà văn Phan Thao làm Tổng Thư ký. Các ngành giáo dục, khoa học đều thành lập tổ chức của ngành mình, riêng ngành văn nghệ thành lập Chi hội Văn nghệ Liên khu V do nhà văn Phan Thao làm Chi hội trưởng, nhà văn Nguyễn Văn Bổng là Chi hội phó và nhà thơ Tế Hanh làm Ủy viên Thường trực.
Buổi chiều, khi các văn nghệ sĩ đang thảo luận về phương hướng ra báo Văn nghệ thì máy bay giặc Pháp đến ném bom. May mà chỉ có nhà thơ Yến Lan bị thương nhẹ vào gót chân.
Sôi nổi hoạt động
Chi hội Văn nghệ Liên khu V có một nhà xuất bản, do nhà văn Nguyễn Thành Long phụ trách, lần lượt in các tác phẩm: “Hồ Chí Minh - hình ảnh dân tộc” của Phạm Văn Đồng, “Văn nghệ lãng mạn Việt Nam” của Phan Xuân Hoàng, “Ca dao kháng chiến” của Nhật Tỉnh, “Lúa non” của Phạm Hổ, “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng; “Đây! Miền Nam” của Nguyễn Thành Long… Chi hội còn có một nhà xuất bản tư nhân do nhà thơ Nam Trân đứng đầu, ra sách về anh hùng, chiến sĩ thi đua và có hẳn một tủ sách dành riêng cho thiếu nhi. Chi hội cũng có tạp chí “Miền Nam” dày khoảng 100 trang, ra được 12 số. Tiếp đó, khi nhận được tuần báo Văn nghệ từ Việt Bắc gửi vào, Chi hội cũng đã thống nhất ra một tờ báo Văn nghệ Liên khu V, do nhà văn Nguyễn Văn Bổng phụ trách chính. Báo dày 12 trang, số đặc biệt ra 18 trang và “tòa soạn lưu động theo cơ quan Chi hội, chủ yếu đóng ở nhà dân, có khi nằm trong túi dết của các anh Nguyễn Văn Bổng và Phạm Hổ” (hồi ức của nhà văn Nguyễn Thành Long)”. Chi hội còn mở một lớp viết văn kéo dài hơn một tháng, do nhà văn Phan Thao phụ trách.
Giải thưởng Phạm Văn Đồng, được hình thành từ số tiền nhuận bút cuốn “Hồ Chí Minh, hình ảnh dân tộc” của đồng chí Phạm Văn Đồng, công bố năm 1952 và đến năm 1954 phát giải. Về văn xuôi, tiểu thuyết “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng, tập truyện ký “Bát cơm Cụ Hồ”của Nguyễn Thành Long, một tập truyện ký của Nguyên Ngọc; về thơ có “Nhân dân một lòng” của Tế Hanh, “Ca dao kháng chiến” của Nguyên Hồ, “Tập thơ người lính” của Lưu Trùng Dương, đoạt giải.
Ngoài chi hội liên khu, các tỉnh Nam Trung Bộ đều hình thành Phân hội Văn nghệ Kháng chiến tỉnh. Phụ trách Phân hội kháng chiến Bình Định là nhà văn Vương Linh. Theo hồi ức của Vương Linh, Phân hội Bình Định đóng ở vùng Phù Ly (Phù Mỹ), Chợ Gồm (Phù Cát), Tam Quan, Bồng Sơn (Hoài Nhơn). Phân hội có tập san đánh máy, nội dung là những bài thơ, ca, hò, vè, những mẩu chuyện rất ngắn, tuyên truyền cho các phong trào kháng chiến. Sôi nổi nhất là sáng tác kịch và ca dao. Sau này, theo hồi ức của nhà văn Nguyễn Viết Lãm, khi cơ quan Chi hội Văn nghệ Liên khu V dời vào Bình Định, Phân hội Bình Định được sự giúp đỡ của Chi hội Liên khu, nên phong trào sáng tác bắt đầu lên, nhất là về hội họa và âm nhạc.
Và dấu ấn trên hành trình văn học
Sự xuất hiện của Chi hội Văn nghệ kháng chiến Liên khu V và các phân hội địa phương đã góp phần cổ vũ, rèn luyện nên một đội ngũ tác giả mới như Nguyễn Văn Bổng, Lưu Trùng Dương, Phạm Hổ, Nguyễn Thành Long … bên cạnh các nhà văn đã có sáng tác từ trước cách mạng như Tế Hanh, Yến Lan, Nguyễn Viết Lãm…. Nhà thơ Phạm Hổ nhớ lại: “Do phải quần nhau với địch nên cơ quan chúng tôi không ở nhất định một nơi nào. Khi ở Phù Mỹ, rồi Bồng Sơn (Bình Định), khi thì Lam Điền rồi Chợ Chùa (Quảng Ngãi), rồi ra Thiết Đính, rồi lại đến Hoài Sơn, Hoài Châu (Bình Định). Những năm 1948-1951 là những năm Liên khu V phải tự túc tự cấp về vải vóc, áo quần, lương thực, giấy mực… Có khi mỗi bữa ăn chỉ lưng bát, mỗi viên ký ninh hòa nước cho ba, bốn người uống. Gian khổ là vậy, nhưng nói chung chúng tôi sống rất hồn nhiên và rất vui”.
Văn học Liên khu V giai đoạn này cần được ghi nhận, không chỉ ở những câu thơ, câu văn ứng chiến kịp thời, là vũ khí đánh giặc, mà còn ở việc góp phần đặt nền móng ban đầu cho chủ nghĩa hiện thực mới. Sự bộn bề danh mục, ở cả các thể loại từ thơ, tiểu thuyết đến ký, truyện ngắn rồi văn học kịch…; sự trưởng thành của đội ngũ cầm bút, chính là dấu ấn quan trọng của văn học Liên khu V trong văn học cách mạng.
Theo BĐ



Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)  Người phát hiện ra Huế đẹp và thơ

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ

Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học  Nhà văn Phan Thao lấy vợ Tế Hanh và câu chuyện tình của Phan Thao Dấu ấn văn học kháng chiến Liên khu V

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp Tranh co dong - chien tranh 1 Tranh cổ động về cuộc chiến tranh Tranh cổ động lao động - sản xuất Tranh cổ động về lãnh tụ Tranh cổ động tổng hợp Đinh Bộ Lĩnh - Cờ lau dựng nước

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét