Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau


Vườn cau Nam Phổ

Tặng Tạ Quang Bửu

Cô gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau
(Ca dao)

Trung thu: cô độc quả trăng tròn...
Chỉ có sân Trời vắng trẻ con.
Ánh lướt da cau phơi vẻ trắng:
Thoạt trông còn ngỡ chiếc đùi non.




Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau .
-------------------------------
Chuyện nớ có thiệt khôn rứa ? Thiệt, khôn tin về Nam Phổ rình coi.
Mà ở lổ là ở chỗ mô? hơ hơ .......ở lổ là ở truồng đó mà.

Đó, người Huế nói vậy đó các bạn, hiểu sao được. Chính tôi là gốc Huế chính hiệu cả hai bên nội ngoại mà cũng không hiểu chữ "ở lổ" là dấu hỏi hay dấu ngã, có lẽ dấu hỏi (đoán vậy).
Giọng Huế là giọng nói khó ghi lại nhất trong các giọng của các vùng miền trong nước Việt, vì sao? vì nghe phát âm ta chẳng biết âm đó tận cùng có g hay không (muốn và muống) tận cùng t hay c (tắt hay tắc) và dấu hỏi hay dấu ngã (lỗ hay lổ) ...vì vậy tôi mới đoán là "ở lổ". Đó chưa nói là nói chớt như cái dà (nhà) anh (eng) .....cùng một mớ mô tê răng rứa thì đố ai mà hiểu cho kịp?

Trở lại chuyện cau làng Nam Phổ và con gái ở lổ để trèo
Nói nghe mắc ham hả các bạn, làng Nam Phổ ở Huế, bọn con gái ở truồng leo cây cau, còn chi sexy và gợi cảm cho bằng? rình mò đi coi một bữa chơi cho đã đời chứ.
Nhưng rồi sự thật phủ phàng, con gái Huế làng Nam Phổ đâu có phải thích biểu dương lực lượng như vậy, câu nói đó chỉ có nghĩa là làng Nam Phổ nhiều cau lắm, nhiều đến độ bọn con gái nhỏ xíu còn ở truồng cũng biết trèo cau nữa là người lớn.

Nhà thơ Nam Trân đã viết về cau Nam Phổ và nghề phơi cau khô như sau
"...... Còn về cau, trái cau Nam Phổ tại răng ngon? Thì cũng tại đất Nam Phổ đối diện bên kia sông với Chợ Dinh rất đắt đỏ vì phì nhiêu và cư dân chen chúc nên người dân Nam Phổ kén trồng giống “Cau bánh dầy” với sự chăm chút vun xới bón tưới. Phải hội đủ 4 tiêu chuẩn để gọi là Cau Nam Phổ “bánh dầy” kê ra với câu thiệu vần nhịp như sau: Mỏng vỏ, Nhỏ xơ, Tơ lòng, Trong ruột.
“Mỏng vỏ” và ”Nhỏ xơ” là hai yếu tố nói lên cái cấu tạo mảnh dẻ của xơ thớ ở phần cùi cau nên nhai nhá mềm giòn dưới hàm răng. Còn “tơlòng” là phần hột cau có những đường đo đỏ nho nhỏ giống như vi ti huyết quản dưới da người. “Trong ruột “ là khi bổ cau thành ba, thành sáu miếng thì thấy ở giữa trung tâm trái cau có một vòng “ màng mạc”trong trong mọng nước .

Đến mùa cau rộ, cha mẹ tôi gọi mối thu mua hàng trăm gánh cau tươi từ Nam Phổ , Kim Luông gánh đến bán. Trong nhà thường mướn cả chục nhân công đến róc vỏ cau, tiện chũm và bổ cau ra từng miếng xong sắp trên những cái xề lớn đường kính hai thước tây để hong khô trên những chảo than hồng phủ tro được vây kín lại bằng cái bồ bằng cót đan khít mắt. Cau khô thường chứa trong một cái bồ khổng lồ chiếm hết một gian nhà. Nếu cau ẩm mốc thì được hong lại bằng khói diêm sinh. Khi cần gửi đi, cau khô được đóng vào những giỏ tre đan như cái bội gà lớn sau khi lót tơi lá cau và mo cau cho thật kín. Những giỏ tre đan thì cha mẹ tôi đặt mối từ những làng Bầu la hay Dạ lê. Còn những tơi cau là những lá cau đan lại với những dây dừa bện lại. ( Hồi nhỏ tôi đi học vẫn thường mang tơi cá đan bằng lá cau này, còn buổi trưa ăn cơm gói trong những mo cau, chữ “mo” chỉ nghe ở Huế như câu hát nhạo: Tiếng tây tui để ba mo, Đến khi Tây hỏi, tui mò không ra!)


Huế đẹp, Huế thơ


Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ

Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét