Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

"Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)



Phạm Hồng Việt


Cách mạng Tháng Mười đã đưa đến sự ra đời của Liên bang Xô Viết (Liên Xô) và sản sinh ra những con người Xô Viết - những con người đã đưa nước Nga vốn lạc hậu so với nhiều nước Âu - Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp thế giới, đi hàng đầu trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít để bảo vệ nền văn minh nhân loại trong chiến tranh thế giới thứ hai, đi  tiên phong trong việc đưa người vào vũ trụ. Cũng chính là những con người Xô Viết đã thiết tha với cuộc đấu tranh giữ gìn hòa bình thế giới, nhiệt thành ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong phong trào giải phóng dân tộc.

Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà những nhà văn - nhà báo đất Quảng vào những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ như Nguyễn Văn Bổng, Nam Trân, Nguyễn Thành Long, Phan Thao đã tìm thấy ở các nhà văn Liên Xô những tình cảm trong sáng, những chỗ dựa thân thiết.

Nhà văn Nguyễn Văn Bổng kể lại: “Từ sau 1949, ở Liên khu V thỉnh thoảng nhận được “Người Xô Viết chúng tôi” của B.Pôlêvôi, “Ngày và đêm ở Xtalingơrát” của X.Ximônốp, “Mùa xuân ở Xaken” của G.Giulia, “Ngôi sao” của Kadakêvich, “Pari sụp đổ” của Lêrenbua... Một số truyện trong “Người Xô Viết chúng tôi” được in thành sách do Chi hội văn nghệ Liên khu V xuất bản. Sách được hoan nghênh nhiệt liệt và đi đến đâu cũng nghe cán bộ, chiến sĩ kể lại, bàn bạc về những gương anh hùng của nhân dân Xô Viết. Những sách ấy của nước bạn gợi cho chúng tôi phải sống và chiến đấu như thế nào, gợi ra cho chúng tôi phải viết về đồng bào, chiến sĩ và đất nước mình đang kháng chiến ra sao” (1).

Người Xô Viết trong tác phẩm của B. Pôlêvôi trong “Chiến tranh thế giới thứ II” - đó là ai? Là Mikhaiin - Xiniki - người chiến sĩ vệ binh nhỏ vé đã trốn khỏi trường quân sự để được tiếp tục chiến đấu; là Tarakum - người trồng nho đã biết biến một ngôi trường ở một ngã tư đường phố thành một thành trì vững chắc chống phát xít; là Bêlơgơrut - người đàn bà nông dân đã hy sinh gia đình mình, con cái mình, nhà cửa mình để cứu lấy lá cờ của một trung đoàn xe tăng; là người lính trinh sát già Xêrênicốp; là anh chiến sĩ công binh đã làm đổ một cách tài tình những cầu đập, đường sắt và nhà cửa không để rơi vào tay bọn phát xít nhưng lại nhớ day dứt những công trình hòa bình trước kia của mình; là người con gái trinh sát trẻ tuổi mảnh khảnh, với cái tên hiệu thơ mộng là “Bạch Dương”, đã biết hy sinh cho Tổ quốc những gì quý giá nhất của chị; là Phôminích - người lính làm cầu của thành Xtalingơrát trong những giờ phút ngắn ngủi trên tiền tuyến đã học tập để trở thành một tay thiện xạ; là Malích Gápđulin - nhà bác học đang sống mà đã trở thành người anh hùng của một bản anh hùng ca dân gian; là cụ Cudômin đã không thèm nhận những đồng tiền mua chuộc của bọn phát xít mà còn tạo điều kiện cho Hồng quân tiêu diệt chúng; là chị Catarin không sợ hiểm nguy loan báo cho bà con trong thôn tin Hồng quân duyệt binh ở Matxcơva trong vòng vây của quân phát xít để bà con giữ vững tinh thần, và quân phát xít đã giết chị; là anh trung úy phi công bị kẻ thù bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn không một lời khai báo, đã nhổ vào mặt kẻ thù và nói với chúng “Người Xô Viết chúng tao đây!...”. B. Pôlêvôi viết: “Rất nhiều những người Xô Viết..., nam cũng như nữ, những anh hùng khiêm tốn của cuộc chiến tranh - do sự khôn khéo của họ trong chiến đấu, do lòng dạ bền bĩ, tinh thần đoàn kết vô địch của họ, lòng yêu vô hạn của họ đối với Tổ quốc, họ đã bẻ gãy thế lực của chủ nghĩa phát xít. Những con người Xô Viết giản dị, lớn và nhỏ... đã nhân danh nhân dân của họ đáng được khen thưởng. Nhưng làm như thế nào khen thưởng tất cả những người dân Xô Viết, vì họ là những con người Xô Viết” (2).

Qua bản dịch của Nam Trân, hình ảnh những người Xô Viết từ trong tác phẩm của B. Pôlêvôi như một ngọn gió trong lành đến với người Việt Nam ở Quảng Nam, ở Liên khu 5, góp phần tiếp sức cho cuộc chiến đấu gian nan và ngoan cường của dân tộc ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

Nhà văn Nguyễn Thành Long - sinh ở Nha Trang nhưng nguyên quán ở Quảng Nam, trong thời gian kháng chiến chống Pháp từng có mặt ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng kể lại: “Chúng tôi in một số tác phẩm dịch từ văn học Xô Viết ra như “Ngôi sao” của Kadakêvích (Phan Xuân Hoàng dịch) “Người Xô Viết chúng tôi” của B. Pôlêvôi (Nam Trân dịch). Năm 1952 tôi cho in cuốn “Kể lại một số tiểu thuyết Xô viết” (tôi đọc bản tiếng Pháp rồi kể lại, do Nhà xuất bản “Miền Nam” in). Tôi thuyết minh về đất nước Liên Xô (dù rằng bây giờ tôi chưa hề đến được đất nước này) trong những lần đi tham gia các chiến dịch” (3).

Cũng trong những năm kháng chiến chống Pháp, ở Liên khu 5, nhà báo Phan Thao đã dịch tập “Người mẹ” của Goocki, một tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Cách mạng Nga. Nhưng đáng tiếc là tác phẩm không được in ngay. Mãi đến sau khi Phan Thao qua đời ở Hà Nội, sách mới được các nhà văn Liên khu 5 sưu tầm lại và đưa in ở Nhà xuất bản Văn học.
Văn học của nước Nga cách mạng, văn học Xô Viết đã từng gắn bó với đất nước và nhân dân ta. Giờ đây Liên bang Xô Viết đã tan rã, nhưng những gì mà Cách mạng Tháng Mười đã đóng góp với văn minh nhân loại, những giá trị nhân văn của nền văn học do Cách mạng Tháng Mười tạo ra vẫn được loài người tiến bộ trân trọng lưu giữ.

(1) Nguyễn Văn Bổng, Con đường từ Liên khu 5 ra Việt Bắc, sách “Cách mạng - kháng chiến và đời sống văn học” (1945-1954). Tập 1, NXB Tác phẩm mới, tr.280.
(2) B. Pôlêvôi, Người Xô Viết chúng tôi (Nam Trân dịch cùng nhiều dịch giả khác) NXB Văn học, 1977, tr. 81, 412-413.
(3) Xem sách “Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học (1945-1954). Tập 1, Sđd, tr. 312, 316, 317.




Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ

Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét