Nam Trân

Nam Trân

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Người Quảng trên đất cố đô



Người Quảng trên đất cố đô

Phạm Hồng Việt

"Huế - đẹp và thơ” - nhiều người hay nói và hay nghĩ như thế về Huế. Nhưng ai là người đầu tiên, ai đã nói về Huế như thế ? Chỉ biết “Huế - đẹp và thơ” là tập thơ đầu tay của thi sĩ Nam Trân (1907-1967) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939.

Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sỹ, người xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, thời thanh niên là học sinh Quốc học Huế. Sau khi đỗ tú tài ở Hà Nội, ông về lại Huế, làm tham tá tại Tòa khâm sứ Huế, về sau làm Tá lý ở Bộ Lại của Nam triều.

Nam Trân thuộc lớp những nhà thơ mới, từng có mặt trong “Thi nhân Việt Nam” của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh.

Đã là thi nhân của làng thơ mới, điều dễ hiểu là nhà thơ trẻ tuổi Nam Trân cũng có những khoảnh khắc rung động tự nhiên, không gò bó, khách sáo, cầu kỳ:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết,
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến, cô lui lại,
Vẫy chiếc chèo ngang giọt nước gieo.
Đăm đăm mắt mỏi vì chèo,
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng
Biết không ? Cô hỡi biết không ?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao !
(Cô gái Kim Luông)

Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh  nhận xét thơ Nam Trân là thơ “tả chân” và Nam Trân đã “sáp nhập cái cảnh núi Ngự sông Hương” vào làng thơ Việt.

Những năm tháng sống ở Huế, dẫu có lúc cũng rất là “người” khi nao nao lòng một cách hồn nhiên trước “Cô gái Kim Luông”, thi sĩ Nam Trân vẫn có sự cảm nhận rất thực tế về tình cảnh đất nước và ước vọng của dân tộc.

Nhà thơ viết trong bài thơ “Giận khúc Nam ai”
... “Tôi ghét anh mê giọng hát sầu bi
Và tung mãi tâm hồn thừa trụy lạc.
Hãy đứng dậy vứt chiếc cầm ảo não
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng
Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân
Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão...

Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” có nhận xét rằng không ai tả cảnh Huế như Nam Trân. “Nam Trân không rơi vào khuôn sáo, không mơ màng, không buồn vẩn vơ. Ở Huế mà ghét “Nam ai”, nội chừng ấy cũng đã là lạ”. “Nam ai” là một loại hình nghệ thuật cần cho người nghiên cứu, là một phần tâm tư dù là rất nhỏ của Huế trong quá khứ, là một loại hình văn hóa phi vật thể không ai muốn đánh mất. Và Nam Trân chẳng phải bực tức gì với “Nam ai”. Có điều là ở thập kỷ 30 của thế kỷ XX, khi cả dân tộc đang tìm đường vùng dậy vì quyền sống của mình thì “Nam ai” không thể là khúc nhạc động viên, cổ vũ.

Với Nam Trân, những câu ca vừa đẹp, vừa thơ lúc bấy giờ phải hùng tráng như khúc quân hành.

Đấy là lý do vì sao Nam Trân đã nhanh chóng hòa nhập vào đời sống cách mạng trong Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Đại Lộc từ sau tháng 8-1945, trong Ủy ban Hành chính - kháng chiến tỉnh Quảng Nam, làm Chánh văn phòng Ủy ban Hành chính - kháng chiến liên khu V. Và cũng chính ông là một trong số các dịch giả rất thành công trong việc dịch “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chữ Hán ra chữ Việt. Bản dịch này được chính thức công bố năm Bác Hồ 70 tuổi.




Vài nét về Nam Trân Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô

Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông Anh chài tự đắc Bài hát của đại phi công Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ Bỏ quách lối thơ xưa Cánh cửa Cảnh quê Cầu bạn Chôn hoa Điếu thuốc cháy suông Đời người Eng Gặp khách đong đưa Giận khúc Nam ai Hà Nội, mưa phùn Hái hoa hồng Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn Huế, đêm hè Huế, mưa dầm Huế, ngày hè Khiêu vũ 1935 Khoá xuân Liên tưởng Một câu thơ của ông Tú Mỡ Mùa đông, cánh đồng An Cựu  Nắng thu Núi Ngự, sông Hương Ngại ngùng khi bước chân ra Sầm Sơn trường hận  Sóng bạc tình Sơn còn ướt Tiếng chuông Diệu Đế Trên núi Ngự Trước chùa Thiên Mụ Vườn cau Nam Phổ

Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học

 

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

Một người Hà Nội- Nguyễn Khải Đi tìm cái tôi đã mất (Nguyễn Khải) Dại khôn Nguyễn Khải Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Khải Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) Tuổi 50 Làm sao cho người Việt tin nhau?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét