Nam Trân

Nam Trân

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tôi và Ta



Tôi và Ta
Tặng Trịnh Thống

Trong một ổ cây xanh và cỏ mướt:
Làng tôi mà đã mấy năm trời
Tôi chưa từng thấy lại và tôi
Muốn trở lại sống như ngày trước.
Hoặc những ngày trơn, không ký ức,
Buổi mai, trưa, chiều tối và khuya
Gần những người mộc mạc và chia
Với họ thú vui không chừng mực;

Hoặc những ngày đầy giọng ca, tiếng hát
Của gái quê lẫn khuất dưới ngàn dâu,
Của mục đồng sung sướng cỡi bầy trâu
Theo bờ suối buổi trời êm và mát;
Hoặc những ngày nặng nề, (nhưng may thay
Phần ít!) Người nhà nông tiều tụy ngắm mây xa,
Van vái trời cho nồm thổi, mưa sa
Để thoát nạn đồng khô và cỏ cháy,
Mỗi khi nhắc đến làng tôi, tôi nhớ
Cảnh êm đềm của cuộc dân sinh:
Trăng rằm lên, những cô gái xinh xinh
Vai gánh nước, miệng nhai trầu, lòng hớn hở.
Phải những phút hoàng hôn, buồn, tôi nhớ
Đến làng tôi và đến nhà tôi
Tôi ước mong sao được suốt đời
Nơi quê ấy với dân quê cùng ở.

Nhưng có lúc ta muốn ra đi, đi xa, đi mãi,
Đi, -không bao giờ trở lại-,
Trên đường đời dù khấp khểnh chông gai,
Dưới gầm trời mặc mưa dầu, nắng dãi.
Đi để đi, không mục đích,
Miễn là không thấy lại hai lần
Những cửa nhà, đồng ruộng, đám nhân dân
Quá điềm tĩnh, quá ư tịch mịch.
Ta muốn ra đi, vừa đi vừa hát
Như người điên. Nhưng nào có điên!
Chí hướng ta, nếu ta có, là sống liên miên
Trên quả đất hẹp, dưới bầu trời to tát.
Bạn ta, vì gia đình mạt sát,
Sống tầm thường giữa mẹ, vợ và con.
Tẩm bổ thân bằng thức ngọt, thức ngon...
Tinh thần lấm vì dăm pho sách nát.
Ta muốn lôi bạn ta đi, đi mãi,
Băng núi, vượt sông, không sợ hãi,
Không quan tâm đến sự sống ngày mai:
Cứng lý rằng trời sinh cỏ để nuôi voi.
Lắm lúc ta giận bạn ta u mê quá ngán:
Thích mặc áo hoa, ăn cơm sang, đi đường phẳng
Và nuôi to những nguyện vọng tầm thường,
Sát đất. Ôi! Nghĩ đến bạn, ta thương
Và khinh bỉ. Phải, ta thương và khinh bỉ
Bạn ta: Suốt một đời chỉ
Đọc những sách thường và biết
Đâu sách Tạo vật nhiệm mầu! Ta, ta quyết
Quên những bài ta học từ xưa
Những câu mà ngày trước ta say sưa...
Ta quên hẳn đi để màn óc ta mới mẻ,
Cổi lớp quặng xưa, trở nên trong và trẻ
Dễ đồng thanh với cảnh trí bầu trời:
Rừng sâu, bể thẳm, cây đẹp, hoa tươi.
Ta sẽ đứng đỉnh núi cao quanh năm tuyết phủ,
Hoặc gành đá xa quanh năm sóng vỗ,
Hát bài vô tư lự, bài ca tụng đấng Chí Linh
Mà gió khẽ đưa lên tận khoảng mông Mênh.
Tạo hóa sinh Ta. Ta sống vui cùng Tạo hóa.
Vật chất: Hư vô. Chẳng cóc gì quí cả
Ngoại linh hồn sáng suốt và trẻ trung
Bỏ Thời gian mà sống mãi với Vô cùng.




Huế đẹp, Huế thơ

Vài nét về Nam Trân Giới thiệu Nam Trân trong cuốn sách: Thi nhân Việt Nam hiện đại  Học trò trong Quảng ra thi... Nam Trân: Con người tài hoa Một số nhà văn tuổi Mùi Hà nội, Đẹp và Thơ Đường phố Đà Nẵng mang tên danh nhân: Nhà thơ Nam Trân  Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nam Trân Nam Trân - sự gắn bó giữa không gian Huế và tâm hồn thi nhân Tìm lại Huế, Đẹp và Thơ - Giới thiệu tập thơ Nam Trân Nam Trân với Huế Hành xử và đóng góp của một trí thức yêu nước Diễn văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân Người Quảng trên đất cố đô Đọc lại 'Huế, Đẹp và Thơ' của Nam Trân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng "Người Xô Viết" với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)  Người phát hiện ra Huế đẹp và thơ Giới thiệu Nam Trân trong cuốn sách: Thi nhân Việt Nam hiện đại

01 Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông 02 Sóng bạc tình 03 Vườn cau Nam Phổ 04 Huế, ngày hè 05 Huế, đêm hè 06 Huế, mưa dầm 07 Núi Ngự, sông Hương 08 Trước chùa Thiên Mụ 09 Cánh cửa  10 Mùa đông, cánh đồng An Cựu  11 Khiêu vũ 1935 12 Ngại ngùng khi bước chân ra 13 Trên núi Ngự 14 Giận khúc Nam ai  15 Hồ Tịnh Tâm hay chuồn chuồn 16 Tiếng chuông Diệu Đế 17 Khoá xuân 18 Hái hoa hồng 19 Liên tưởng 20 Nụ cười giai nhân 21Sơn còn ướt 22Cảnh quê 23Hà Nội, mưa phùn 24Nắng thu 25 Điếu thuốc cháy suông 26Anh chài tự đắc 27 Bài hát của đại phi công 28 Bài thơ nhất cú hay là nỗi khổ tâm của thi sĩ 29 Một câu thơ của ông Tú Mỡ 30 Bỏ quách lối thơ xưa  31 Eng 32 Gặp khách đong đưa 33 Cầu bạn 34 Đời người 35 Tôi và Ta 36 Chôn hoa 37Sầm Sơn trường hận

Chùm thơ cho tuổi nhỏ Chuyện em Thanh (Nhặt được của rơi, trả người đánh mất) Mùa xuân trong vườn Em yêu mùa hè Sức mồ hôi Bàn tay mẹ Chớm thu Tựu trường

Những bài học về văn hóa và ngôn ngữ từ một lời cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù tròn bảy mươi năm (1943-2013) 70 năm Ngục trung nhật ký Kỷ niệm 70 năm "Ngục trung nhật ký": Sự trở lại của một kích thước lớn  “Nhật ký trong tù” – 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác 60 năm Ngày Bác Hồ viết bài cuối của tập thơ Nhật ký trong tù (10/9/1943 - 10/9/2003)  Nam Trân và bản dịch Nhật ký trong tù Sự bất hủ của Nhật ký trong tù Sức lan tỏa của một hồn thơ lớn Trở lại hành trình của nguyên tác  Ngục trung nhật ký  Nhật ký trong tù có 133 hay 134 bài ? Nhà xuất bản Văn học tiếp thu phê bình về việc tái bản Nhật ký trong tù Đọc lại bài thơ Khán “thiên gia thi” hữu cảm (Nhân 70 năm Nhật ký trong tù) Dịch thơ: nói dễ, làm khó! “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 1: Tan một nguyên tác thơ Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 2: Đạo văn để bình văn “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 3: Không có chữ dạy người biết chữ “Nhật ký trong tù và lời bình” hay trò đùa của nhà phê bình Lê Xuân Đức? – Kỳ 4: Đạo đồ giả và sáng tạo nhầm Trở lại "số phận" Nhật ký trong tù Ra mắt tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ở Cộng hòa Czech Vu cáo chính trị – mập mờ học thuật

Phát huy vai trò nhân sĩ trí thức trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc Hội Nhà văn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình văn học Văn học kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận 60 năm Viện văn học và tạp chí nghiên cứu văn học  Nhà văn Phan Thao lấy vợ Tế Hanh và câu chuyện tình của Phan Thao Dấu ấn văn học kháng chiến Liên khu V

Năm mới nhớ về một thời gian khó  Bao cấp Tranh cổ động – chiến tranh 1 Tranh cổ động về cuộc chiến tranh Tranh cổ động lao động - sản xuất Tranh cổ động về lãnh tụ Tranh cổ động tổng hợp Đinh Bộ Lĩnh - Cờ lau dựng nước Tranh cổ động thời kháng chiến chống Pháp

Ra mắt hai cuốn Sưu tập Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 và Tác phẩm đăng báo 1935 Chế Lan Viên Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười Nữ sĩ Anh Thơ: Đa tài, đa tình, nhưng cũng đa đoan

Qua đèo Ngang Hai sắc hoa ti gôn Người vợ (Nguyễn Khải)

1 nhận xét:

  1. Nhiều người thắc mắc liệu đông trùng hạ thảo có ngâm rượu được không? Đông trùng hạ thảo là một loại dượi liệu quý từ thiên nhiên ngoài các công dụng như làm thuốc thì ngoài ra nó còn là loại dược liệu có thể ngâm rượu. Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận nguyên nhân gây mất ngủ ở người già liên quan rõ rệt tới sự sụt giảm bài tiết một hormone ở tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ. Nhiều phụ nữ mang thai tăng trọng rất nhanh chóng, vậy giảm cân cho phụ nữ đang cho con bú bằng cách nào tốt nhất?Làm thế nào để có làn da trắng sau khi sinh là điều mà nhiều phụ nữ hằng ao ước. Mất ngủ liên quan đến một số vấn đề như là công việc, căng thẳng, tâm lý, v.v.. và mất ngủ có nên uống thuốc an thần để dễ ngủ hơn. Gan có thể bị tổn thương do sử dụng nhiều bia rượu và để tốt cho gan chúng ta nên sử dụng những bài thuốc giải độc gan có sẵn trong dân gian.́ It vận động trí não là một nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ theo thời gian, bạn cần rèn luyện trí não của mình bằng cách thường xuyên tư duy, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.

    Trả lờiXóa